Câu 1: Nữ hoàng nào được coi là nhà cầm quyền vĩ đại nhất nước Anh, người được mệnh danh “Nữ vương đồng trinh”?
Elizabeth I (1533 - 1603) trị vì trong 45 năm. Nơi nào có bạo lực và nghèo đói, bà mang lại sự thịnh vượng. Bà bảo trợ cho nghệ thuật, hành trình khai phá Tân Thế Giới, khởi đầu cho một đế chế tồn tài hàng trăm năm. Bất chấp nghị viện không cấp tiền cho Elizabeth để cai trị nếu bà không kết hôn, bà vẫn quyết định sẽ cai trị nước Anh một mình. |
Câu 2: Người phụ nữ duy nhất trị vì Trung Quốc là ai?
Võ Tắc Thiên (624 - 705) với tài sắc và trí tuệ đã vào cung hầu hạ việc nghiên bút. Tuổi trẻ, bà được tham gia nhiều vấn đề quốc gia đại sự, trở thành hoàng hậu của Cao Tông. Khi vua Cao Tông qua đời, bà lên ngôi hoàng đế. Dù nhiều sử gia đánh giá bà tàn nhẫn, độc ác, song dưới thời ấy, bà đã biến Trung Qốc thành đất nước thanh bình, công bằng hơn. |
Câu 3: Người phụ nữ nào là pharaoh trị vì lâu nhất của Ai Cập cổ đại?
Hatshepsut (1508 - 1458 TCN) là con của pharaoh Thumose. Vua cha băng hà, bà lấy em trai cùng cha khác mẹ là Thumose II. Thumose II băng hà lúc tuổi còn rất trẻ, bà nhiếp chính thay cho Thumose III còn quá ít tuổi. Bảy năm sau bà tự xưng là pharaoh, trở thành một người cai trị kiệt xuất. Bà cho xây dựng nhiều công trình kỳ vĩ nhất thời Ai Cập cổ đại, tráng lệ, tạo công ăn việc làm cho người dân, thiết lập mạng lưới giao thương, mang về nhiều vàng, của cải quý, gây dựng nên vương quốc thịnh vượng. |
Câu 4: Ai là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới?
Ada Lovelace (1815-1852) là người phụ nữ Anh có trí thông minh tuyệt đỉnh. Bà đưa ra ý tưởng đột phá rằng có thể tạo ra các thuật toán để cỗ máy có khả năng tính toán, tự xử lý các chữ cái, biểu tượng, con số. Bà cũng đưa ra ý tưởng về nguyên lý hoạt động của máy này. Nhờ những nghiên cứu chi tiết về cách vận hành máy tính, Ada được coi là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. |
Câu 5: Ai là họa sĩ sáng tạo nên nhân vật Thỏ Peter?
Beatrix Potter (1866-1943) được khuyến khích vẽ các vật nuôi trong nhà từ nhỏ. 8 tuổi, những cuốn sổ của cô đã kín hình ký họa. Beatrix sáng tác truyện về thỏ Peter để tặng con trai cô gia sư của mình. Chú thỏ được cả thế giới yêu thích đi từ sách tranh ra nhiều sản phẩm trong cuộc sống. Không chỉ là tác giả sách tranh tài năng, thắp sáng tâm hồn trẻ thơ, Beatrix còn là nhà bảo tồn thiên nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 2 triệu cuốn sách của Beatrix được bán, tức là cứ một phút lại có 4 cuốn sách được bán ra. |
Câu 6: Người phụ nữ nào chống Đức Quốc xã với phong trào “Bông hồng bạch”?
Sophie Scholl (1921-1943) là một lãnh tụ kháng chiến chống Đức Quốc xã. Năm 1942, Sophie đã thực hiện những truyền đơn, lần đầu tiên có người công khai phê phán chế độ Quốc xã. Truyền đơn mang tên “Bông hồng bạch” nêu việc chế độ Quốc xã tàn phá nước Đức như thế nào, kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến. |
Câu 7: Nhà thiết kế thời trang nào tạo nên cuộc cách mạng trang phục cho nữ giới, tác giả nước hoa No. 5 “bất tử’?
Coco Chanel (1883-1971) là nhà thiết kế, sáng lập hãng thời trang người Pháp. Bà thành lập công ty năm 1910, nhanh chóng thành công vang dội. Bà giải phóng phụ nữ khỏi những chiếc áo ngực chật cứng và lót váy thùng thình bằng những chiếc váy ngắn, thiết kế quần cho phụ nữ, bộ vest nữ… Tới nay, nhiều thiết kế của Coco Chanel vẫn được yêu thích như chiếc đầm đen thanh lịch (little black dress), nước hoa No. 5, áo vest kết hợp chân váy… |
Câu 8: Ai là người sáng tạo nên phương pháp giáo dục Montessori?
Maria Montessori (1870-1952) là nhà trị liệu, nhà giáo dục Italy. Bà nổi tiếng vì phương pháp giáo dục Montessori, chia sự phát triển của con người làm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn. Phương pháp Montessori ngày nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. |
Câu 9: Ai là người trẻ nhất từng nhận giải Nobel?
Malala Yousafzai (sinh năm 1997, người Pakistan). Cô bé hoạt động nữ quyền tại thung lũng Swat - nơi Taliban từng cấm nữ giới đi học. 11 tuổi, Malala viết blog kể chi tiết cuộc sống của cô dưới chế độ Taliban, quan điểm của cô bé về xúc tiến giáo dục cho nữ giới. Năm 2011, Taliban nổi giận, quyết định ám sát cô. Malala bị đạn bắn xuyên cổ, vai, cô được đưa tới Anh chữa trị và sống sót. Cả thế giới phẫn nộ, gửi thỉnh nguyện với 2 triệu chữ ký mong muốn chính phủ Pakistan đưa đạo luật mới cho phép trẻ em gái được đến trường. Malala tiếp tục đấu tranh vì quyền của trẻ em gái. Năm 2014, cô nhận giải Nobel Hòa bình. |