'Ai cũng là nghệ sĩ' với 10 chiêu sáng tạo độc đáo
Cuốn sách nhỏ, với lối viết "tưng tửng" nhưng mang đến độc chiêu để mỗi người đạt được mục tiêu của mình trong sự nghiệp.
Là một cây viết kiêm họa sĩ. Ông là tác giả của hai cuốn sách bán chạy: Steal like an artist (2012) – được coi là một bản tuyên ngôn về sáng tạo trong thời đại số, và Newspaper Blackout (2010) – một tập thơ được làm bằng cách xóa và ghép câu chữ từ những bài báo.
Cuốn sách chưa tới 200 trang, với giá bìa 49.000 đồng. |
Với những chiêu sáng tạo độc đáo và thiết thực, Steal like an artist đã thu hút hàng triệu độc giả ở hơn mười quốc gia khác nhau. Việt Nam là quốc gia thứ mười lăm xuất bản cuốn sách này, với tên gọi Ai cũng là nghệ sĩ.
Cuốn sách gồm 10 bí kíp sáng tạo được tác giả đúc kết sau hơn chục năm lăn lộn với công việc của mình, rồi phát hiện ra rằng những bí kíp này không chỉ dành cho những người mang danh “nghệ sĩ” mà dành cho tất cả mọi người, “cho dù bạn là ai, bạn làm ra thứ gì”. Những ý tưởng này áp dụng được cho bất cứ ai đang gắng sức thổi vào đời sống và tác phẩm của mình ít nhiều sáng tạo.
Đó là những chiêu rất đơn giản như:
- Đừng chờ tới lúc biết mình là ai mới bắt đầu
- Hãy viết ra cuốn sách bạn muốn đọc
- Làm tốt việc của mình và chia sẻ với mọi người
Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc không chỉ những mẹo mực đơn thuần mà còn khiến cho mọi người hứng thú hơn với công việc, kết nối tốt hơn với bạn bè, và giảm bớt căng thẳng trong đời sống.
Với lối viết hết sức phóng khoáng, ngôn ngữ chân thực, rất đời sống, Austin Kleon chuyển tải đến độc giả rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, tưởng như ai cũng biết, nhưng thực tế lại chẳng phải thế.
10 độc giả gửi thư nhanh nhất tới địa chỉ email khaitambooks@gmail.com sẽ được nhận tặng cuốn Ai cũng là nghệ sĩ. Email vui lòng ghi đầy đủ thông tin: họ tên, địa chỉ, điện thoại, số chứng minh nhân dân.
Trích Ai cũng là nghệ sĩ: "Đừng chờ tới lúc biết mình là ai"
Làm đi, để tự hiểu mình Nếu tôi cứ chờ để hiểu xem mình là ai, mình sẽ ra sao trước khi bắt đầu "sáng tạo", thì, ôi chà, chắc tôi vẫn đang ngồi đần ra đấy mà gắng tự khám phá bản thân thay vì làm mọi thứ. Theo kinh nghiệm của tôi ấy, chính trong quá trình làm lụng và thực hiện công việc, chúng ta sẽ khám phá được bản thân mình. Chắc hẳn bạn rất sợ phải bắt đầu. Chuyện ấy bình thường mà. Có một thứ rất thật lan tràn trong những người có học. Nó được gọi tên là "hội chứng giả mạo". Theo khái niệm lâm sàng, chứng này là "một hiện tượng tâm lý học, trong đó con người không thể tiếp nhận những thành quả của mình". Nghĩa là bạn cảm giác mình như kẻ mạo danh, rằng bạn chỉ vẽ rắn thêm chân, rằng bạn chẳng hiểu mình đang làm cái quái gì nữa. Tin nổi không: Chẳng ai biết cả. Cứ hỏi bất cứ người nào đang làm việc gì đó thực sự sáng tạo, rồi họ sẽ nói sự thật ban nghe: Họ chẳng biết những thứ hay ho từ đâu mà ra. Họ cứ thế làm việc của mình. Ngày này qua ngày khác. Cứ giả mạo cho tới khi làm thật Bạn đã bao giờ nghe về kịch nghệ chưa? Đấy là một thuật ngữ bóng bẩy cho thứ gì đó mà kịch tác gia William Shakespeare đã cắt nghĩa rõ ràng trong vở As you like it từ bốn trăm năm trước: Cả thế gian giống một đại hí trường Đàn ông, dàn bà chỉ là đào, kép: Họ bước vào và cũng sẽ lui ra Mỗi kẻ ấy sắm thật nhiều vai khác. Một cách diễn đạt khác? Cứ giả mạo cho tới khi làm thật. Tôi mê mẩn câu này. Có hai cách cắt nghĩa: 1. Cứ giả vờ là thứ gì đó, cho đến khi bạn trở thành như thế - cứ giả vờ cho đến lúc bạn thành công, đến lúc mọi người phải nhìn nhận bạn theo cách bạn muốn; hoặc 2. Cứ giả vờ là đang làm thứ gì đó, cho đến khi bạn thực sự làm nó. Hiểu theo cách nào cũng thú cả - bạn phải ăn vận sao cho xứng với công việc bạn muốn, chứ không phải việc bạn đang nắm trong tay, và bạn phải bắt tay vào làm ngay thứ bạn mong thực hiện. Tôi cũng khoái cuốn Jusst Kids (tạm dịch: Chỉ là lũ oắt) của nhạc sĩ Patti Smith. Ấy là một câu chuyện kể về hai người bạn muốn trở thành nghệ sĩ, họ chuyển đến New York. Bạn biết họ học làm nghệ sĩ thế nào không? Họ giả vờ là nghệ sĩ. Trong một cảnh yêu thích của tôi (cũng nhờ nó mà cuốn sách có tựa đề như vậy), Patti Smith và bạn cô - nhiếp ảnh gia Robert Mapplehorpe, ăn vận từ đầu đến chân kiểu bô-hê-miêng và đi ra công viên quảng trường Washington, chỗ có lắm người qua kẻ lại. Một cặp du khách cao tuổi cứ chằm chằm nhìn họ. Bà vợ bảo với ông chồng, "Ố kìa, chụp đi anh. Em nghĩ là nghệ sĩ đấy!". "Ôi thôi, xin kiếu", ông chồng phản đối. "Chỉ là lũ oắt chứ gì". Vấn đề là: cả thế gian giống một đại hí trường. Công việc sáng tạo là một rạp hát. Sân khấu là xưởng sáng tác, là cái bàn, là góc làm việc của bạn. Phục trang chính là thứ bạn mặc - là cái quần lấm sơn, bộ cánh bảnh chọe, hay cái mũ ngộ nghĩnh gợi cho bạn suy nghĩ. Đạo cụ là các vật liệu, dụng cụ và phương tiện của bạn. Một tiếng lúc này, một tiếng khi khác - chỉ là thời gian để đo đếm những thứ xảy ra thôi. |
Thiên Thanh
Theo Infonet