Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 thương hiệu nổi tiếng có nguy cơ bị xóa sổ

Hãng điện thoại Blackberry là một trong những công ty điển hình có nguy cơ bị phá sản trong tương lai do làm ăn thua lỗ.

1. Quiznos

Được thành lập từ năm 1981, Quiznos là thương hiệu sandwich lâu đời nhất tại Mỹ. Tuy nhiên, khi các đối thủ ngày càng nhiều, Quiznos không còn giữ được sự độc đáo riêng biệt nữa. Trong thời kì đỉnh cao, hãng này có tới 5.000 cửa hàng nhưng hiện tại con số này chỉ là 2.100.

2. JC. Penney

JC Penney đã rất thành công với việc mở rộng cửa hàng và giữ sự ổn định trước các đối thủ. Tuy nhiên, việc mở rộng quá nhiều mảng kinh doanh đã khiến thương hiệu này đánh mất bản sắc riêng của mình. Trong nỗ lực cứu công ty khỏi bờ vực phá sản, ban lãnh đạo JC Penney gần đây đã công bố sẽ ngừng hoạt động 33 cửa hàng và cắt giảm 2.000 nhân công.

3. Zynga

Được thành lập vào năm 2007, công ty trò chơi Zynga đạt doanh thu 20 tỷ USD sau một năm hoạt động, con số đáng mơ ước của nhiều đối thủ lúc bấy giờ. Tháng 3/2012, Zynga có bước chuyển biến bất ngờ khi mua OMGPOP, công ty sáng tạo ra trò chơi di động nổi tiếng Draw Something. Tuy nhiên, một sự sụt giảm nghiêm trọng lượng người dùng từ 15 triệu xuống 10 triệu trong tháng đầu tiên sau thương vụ mua bán này đã khiến Zynga lao đao. Don Mattrick, cựu giám đốc kinh doanh Xbox của Microsoft đã được mời về làm CEO mới cho Zynga. 

4. Red Lobster

Công việc kinh doanh của chuỗi nhà hàng hải sản nổi tiếng tại Mỹ là Red Lobster gần đây đang ngày càng yếu kém và phải ngừng hoạt động 30 cửa hàng. Thậm chí, công ty mẹ là Darden Restaurant đã thông báo về ý định bán Red Lobster trong tương lai.

5. Blackberry

Trước khi iPhone xuất hiện trên thị trường, điện thoại BlackBerry là thiết bị di động phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên sự xuất hiện của iPhone và dòng điện thoại chạy android màn hình cảm ứng đã khiến những chiếc Blackberry trở nên lỗi thời. Vào tháng 1/2013, Blackberry cho ra mắt điện thoại thông minh màn hình cảm ứng với các ứng dụng tích hợp phổ biến hiện nay nhưng vẫn không thể giúp họ vực dậy. Doanh số bán hàng sụt giảm nghiêm trọng buộc Blackberry phải cắt giảm 4.500 công nhân.

6. The WNBA

Giải bóng rổ Nữ của Mỹ được thành lập vào năm 1996 gồm 12 đội được thành lập để trở thành một đối trọng của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA). Tuy nhiên giải không thu hút được khán giả bởi người Mỹ không hứng thứ với bóng rổ nữ chuyên nghiệp.

7. Volvo

Trong một thời gian dài, Volvo từng được coi là phương tiện giao thông an toàn cho giới trẻ. Tuy vậy, nhà sản xuất xe của Thụy Điển đang phải cạnh tranh trực tiếp với những hãng xe sang trọng tầm trung của Toyota và General Motors, chưa kể đến những dòng xe cao cấp giá rẻ hơn của Mercedes và BMW. Năm 2013, công ty bán tổng cộng 427.840 chiếc xe và hầu hết cho thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, doanh số bán hàng ở châu Âu và Hoa Kỳ vô cùng yếu kém.            

8. Tạp chí Martha Stewart Living

Tạp chí Martha StewartbLiving hoạt động từ những năm 90 và gây được tiếng vang lớn đối với công chúng Mỹ. Tuy nhiên, gần đây các trang quảng cáo của họ giảm đáng kể từ 1.306 trang năm 2008 xuống còn 766 năm 2012. Trong vòng 5 năm qua, doanh thu xuất bản của Martha Stewart Living cũng giảm từ 179,1 triệu USD xuống còn 122,5 triệu USD. Riêng năm 2012 đến 2013, doanh thu sụt giảm 62 triệu USD.

9. Abercrombie & Fitch

Được thành lập năm 1893 tại Manhattan, Mỹ, Abercrombie & Fitch ngày càng phát triển với ba thương hiệu riêng gồm Abercrombie Kids, Hollister và Gilly Hicks. Tuy nhiên, hãng đã không nhận ra những thay đổi của giới trẻ từ những năm 90 cho tới giờ. Thay vì vào khuôn khổ nhất định thì thanh thiếu niên ngày nay muốn trở nên độc đáo và khác lạ. Đồng thời, rất nhiều phụ huynh cảm thấy quần áo của Abercrombie & Fitch quá đắt đỏ. Cổ phiếu của công ty sụt giảm  nghiêm trọng trong vòng 5 năm qua, nhiều nhất là năm 2013 tới 30%.

http://www.huffingtonpost.com/2014/01/22/failing-brands-2014_n_4604534.html?utm_hp_ref=business

Phong Lâm

Theo Huffington Post

Bạn có thể quan tâm