Ngũ cốcTheo thống kê, một tháng gần đây, doanh số bán lẻ ngũ cốc tại Mỹ giảm 7%, trong khi đó doanh số của hãng sản xuất ngũ cốc khổng lồ Kellogg cũng giảm 10%. Ngũ cốc không còn là món ăn được ưa thích cho bữa sáng tại Mỹ. Theo tờ Wall Street Journal, người tiêu dùng hiện nay chuyển sang nhiều lựa chọn khác như sữa chua hay đồ ăn nhanh vào buổi sáng. Họ ít có thời gian ăn sáng tại nhà, dù chỉ là một bát ngũ cốc đơn giản. Ngoài ra, họ cũng muốn có bữa sáng nhiều dinh dưỡng và protein hơn. Và không ngạc nhiên khi doanh số sữa cũng giảm cùng với ngũ cốc. Sữa bò đang phải vật lộn cạnh tranh với các loại thay thế khác như sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân. |
SodaTrong nhiều năm qua, thức uống soda, hay soda ăn kiêng nói riêng, đang phải vật lộn để tồn tại, bởi người tiêu dùng đang dần chuyển sang các đồ uống năng lượng, nước thêm hương hay các loại thức uống khác. Họ không còn ưa chuộng món đồ uống chứa CO2 như trước. Theo báo cáo tài chính mới nhất của Coca-Cola, hãng nước giải khát khổng lồ này không đạt doanh số dự kiến, một phần do doanh số Diet Coke tại Bắc Mỹ giảm mạnh. Ngoài nguyên nhân thị hiếu khách hàng thay đổi, những lý do về thuế và luật cấm cũng ảnh hưởng tới doanh số bán soda. Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama thậm chí còn tung ra chiến dịch "Drink Up", khuyến khích trẻ em uống nhiều nước và ít soda hơn. |
Kẹo cao suTheo AP, trong 4 năm qua, do phải cạnh tranh gay gắt với kẹo và bạc hà, doanh số của kẹo cao su tại Mỹ giảm tới 11%. Ban biên tập tờ News Tribune of Tacoma, cho rằng doanh số kẹo cao su giảm là điều đáng mừng: “Nhai kẹo cao su chả mang lại cho chúng ta hương vị gì cả, mà chỉ làm cho ta giống những con bò đang nhai đi nhai lại thức ăn. Và trông nó cũng chả đẹp đẽ gì”. |
SúngTrước đây, doanh số bán súng tại Mỹ tăng mạnh do người dân mua để bảo vệ bản thân sau những vụ xả súng thảm sát, hoặc do lo ngại luật thắt chặt sử dụng súng sắp được thông qua. Tuy nhiên, mới đây doanh số mặt hàng này có xu hướng giảm, đôi khi còn giảm mạnh. Nguyên nhân có thể là nhờ kiểm soát việc mua súng mới, hoặc hầu hết mọi người đã mua một (hoặc nhiều) khẩu vài năm trước đó. Trong quý I/2014, doanh số của chuỗi bán lẻ súng Sportsman's Warehouse giảm tới 18%, trong khi Cabela's mất 22% doanh thu. |
Bánh ngọtNhiều người dân Mỹ có xu hướng ít mua các loạt bánh ngọt đắt đỏ. Đây là kết luận được MSN đưa ra sau khi chuỗi bánh ngọt Crumbs với 65 cửa hàng của Mỹ bất ngờ đóng cửa hồi đầu tháng 7. |
Sốt mì ống Chef BoyardeeCông ty thực phẩm đóng hộp ConAgra mới đây cho biết doanh số của hãng giảm 7%, do người tiêu dùng không còn ưa chuộng các mặt hàng chủ đạo, trong đó có thương hiệu sốt mì ống đóng hộp 86 năm tuổi Chef Boyardee. |
Dụng cụ chơi golfHiện nay, người Mỹ ngày càng ít chơi golf hơn trước. Mùa xuân vừa rồi, hãng dụng cụ thể thao Dick's Sporting Goods cho biết, doanh số các dụng cụ chơi golf của công ty giảm 10%, trong khi giá một số dụng cụ trung bình giảm 16%. |
Dao cạo râuTrong năm 2014, các hãng bán dao cạo râu khổng lồ như Procter & Gamble (PG) (sở hữu thương hiệu Gillette) có doanh số giảm mạnh do xu hướng để râu của nam giới. Phản ứng với xu hướng thị trường, các hãng cho ra mắt nhiều loại dao cạo công nghệ cao mới, và hy vọng rằng nam giới dù không cạo râu trên mặt thì vẫn sẽ cạo tại một số bộ phận khác của cơ thể. |
Bánh mìTheo một khảo sát mới đây, 56% người tiêu dùng Mỹ không còn thích ăn bánh mì trắng. Doanh số các loại bánh mì đều có xu hướng giảm tại Mỹ và thậm chí tại một số nước châu Âu. Doanh số bánh mì tại Pháp cũng giảm 10%. Tại các nhà hàng của Mỹ, bánh mì miễn phí không còn xuất hiện trên bàn ăn, và chủ cửa hàng cũng không muốn mất chi phí vào những chiếc bánh mà không ai ăn. |