Rắn đuôi chuông
Đây là loài rắn duy nhất của châu Mỹ nằm trong danh sách này. Rắn đuôi chuông rất dễ nhận biết bởi chiếc đuôi đặc biệt của nó. Rắn đuôi chuông chưa trưởng thành thường độc hơn những con đã trưởng thành. Nọc độc của loài rắn này có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, khiến tim con mồi ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Ảnh: Listverse. |
Rắn độc Australia (Death Adder)
Loài rắn này phân bổ chủ yếu ở Australia và New Guinea. Chúng thường săn và giết chết những loài rắn khác thông qua phục kích. Rắn độc Australia là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới với nọc độc gây hại rất lớn cho hệ thần kinh, khiến con mồi và kẻ thù có thể tử vong trong 6 tiếng đồng hồ. Ảnh: Listverse |
Rắn hổ lục (Viper)
Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân (Saw Scaled Viper) và Chain Viper chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài rắn này rất nóng tính và thường kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi trời mưa. Ảnh: Listverse |
Hổ mang bành Philippines
Hầu hết các loại rắn hổ mang không nằm trong danh sách này. Tuy nhiên, hổ mang bành Philippines là một ngoại lệ. Nọc độc của loài rắn này nguy hiểm nhất trong các loài hổ mang, gây hại cho thần kinh, làm rối loạn hoạt động của tim và hệ hô hấp, khiến con mồi tử vong trong vòng 30 phút. Ảnh: Listverse |
Rắn hổ châu Úc
Rắn hổ châu Úc phân bổ chủ yếu ở Australia. Nọc độc của loài rắn này ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh, có thể khiến con mồi và kẻ thù tử vong trong vòng 30 phút. Ảnh: Listverse |
Rắn độc đen châu Phi
Cơ thể có màu xám nâu, nhưng bên trong miệng lại có màu đen, loài rắn này xuất hiện ở nhiều nơi trên lục địa đen. Rắn độc đen châu Phi thường hung hăng và có đòn tấn công quyết định. Đây là loài rắn di chuyển nhanh nhất trên đất liền, có thể đạt tốc độ 20 km/h. Ảnh: Listverse |
Rắn cạp nong xanh
Rắn cạp nong xanh hay còn gọi là rắn Malayan, xuất hiện ở Đông Nam Á và Indonesia. Loài rắn này cũng săn và giết các loài rắn khác. Thông thường, rắn cạp nong xanh có xu hướng lẩn trốn hơn là tấn công. Nọc độ của rắn cạp nong xanh mạnh hơn hổ mang 16 lần. Ảnh: Listverse |
Rắn Eastern Brown
Eastern Brown loài rắn phổ biến ở Australia, xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc. Bên cạnh màu nâu bóng, loài rắn này cũng có các màu sắc khác như vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống, chẳng hạn ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm. Ảnh: Listverse |
Rắn Taipan nội địa
Đây là loài rắn có nọc độc mạnh nhất ở trên cạn. Lượng nọc tối đa của một vết cắn là 110 mg, đủ để giết chết 100 người, hay 250.000 con chuột. Mức độ độc của nọc rắn này gấp 50 lần rắn hổ mang thường. Ảnh: Listverse |