Biến đồi hoang thành trang trại
Mạc Tuấn Hải sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả ở Hà Nội. Bố Hải mất sớm. Mẹ anh gồng gánh nuôi hai chị em ăn học.
Sau khi tốt nghiệp THPT, với ước mơ trở thành kỹ sư cơ khí, Hải thi vào Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, ngành sửa chữa ôtô. Hải tâm sự, khi mới vào trường, anh rất thích công nghệ ôtô và thuộc làu những tính năng, công suất của từng loại xe. Tuy nhiên, trong quá trình học tập tại trường, Hải ít khi được thực hành sửa chữa. Đổi lại, khi tham gia vào phong trào tình nguyện khắp các tỉnh thành phía Bắc, anh có cơ hội giao lưu với nhiều người thành đạt, học hỏi kinh nghiệm từ họ.
Năm 2007, sau khi tốt nghiệp, anh về làm cho một công ty nghiên cứu thị trường của Singapore. Tình cờ trong một lần khảo sát dự án của một công ty xe máy về mức sống của người dân ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội), anh được gặp nhiều hộ nông dân chăn nuôi lợn thành công. Tiếp xúc với họ, anh khá bất ngờ vì có những người chỉ học hết lớp 4 nhưng làm trang trại giỏi, thu hàng trăm triệu mỗi năm.
Mạc Tuấn Hải bỏ mức lương 10 triệu mỗi tháng cho một công ty nước ngoài để lên núi nuôi gà, lợn, thực hiện đam mê. Ảnh: Cường Ngô. |
Sẵn máu kinh doanh, anh quyết định xin rút khỏi dự án đang làm dở và ấp ủ làm trang trại chăn nuôi gà, lợn. Anh tâm sự: “Mấy tháng trời mình chỉ đi gặp nông dân và tìm hiểu về mô hình làm trang trại của họ rồi về nói chuyện với mẹ. Ban đầu, mẹ không ủng hộ quyết định này nhưng thấy được đam mê của con trai nên bà xuôi lòng”.
Đam mê làm giàu bằng nông nghiệp, chàng trai Hà thành “xách ba lô lên và đi”. Được sự tư vấn từ cô ruột, Hải dừng chân tại xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc để bắt đầu hành trình “biến đồi hoang thành trang trại”.
Khi mới làm, Hải nhờ mẹ vay 70 triệu đồng để nuôi thử nghiệm 20 con lợn rừng và thành lập Công ty Sơn Trại Sạch. Từ năm 2013, anh mới bắt tay vào nuôi gà và lợn sạch với số vốn đầu tư 2 tỷ đồng.
Dù thế, qua thời gian “sốt” giá, thị trường thịt lợn rừng bão hòa. Các hệ thống đại lý phân phối tiêu thụ rất ít. Hải chuyển đổi cơ cấu sang nuôi gà Dabaco Bắc Ninh và lợn sạch. Trại gà Dabaco của Mạc Tuấn Hải được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cao và cho anh làm đại lý giống.
Hải cho hay, khi đó, anh bắt đầu xây chuồng trại nuôi gà. Trong quá trình làm đại lý giống, về Hà Nội, anh thấy thực phẩm an toàn rất nhiều. Đây là lý do anh quyết định nuôi gà sạch và đầu tư khoảng 700 triệu, quy mô 7.000 con.
Thời gian đầu, do kinh nghiệm còn ít nên Hải gặp nhiều khó khăn về quay vòng vốn. Anh tập trung phát triển hệ thống bán sản phẩm online nhưng không hiệu quả. Sản phẩm xuất ra không phù hợp với thị trường. Giống gà Dabaco nếu kéo dài thời gian nuôi sẽ bị nặng cân. Trong khi đó, thị trường ở Hà Nội chuộng gà già, cân nặng vừa phải. Chính vì vậy, sau hơn 1 tháng, Mạc Tuấn Hải xuất toàn bộ gà cho thương lái và chốt lỗ 400 triệu.
Khó khăn không làm chàng kỹ sư cơ khí nhụt chí. Anh tiếp tục đầu tư mạnh vào nuôi gà với số vốn lên đến 2 tỷ đồng. Lần này, Hải chọn gà ri Hải Phòng làm giống chuẩn và thực hiện chặt chẽ quy trình chăn nuôi. Nhờ đó, chất lượng gà của Hải tốt hơn, được nhiều đại lý và nhà hàng tin dùng.
Ông chủ đơn vị phân phối gà với doanh thu 7 tỷ đồng
Hiện trang trại của Mạc Tuấn Hải chia thành 3 nhánh kinh doanh gà thịt, gà đẻ, lợn sạch. Tổng đàn ước tính khoảng 7.000 con gà, 2.000 con lợn.
Giá gà thương phẩm trên thị trường dao động 200.000 đồng/kg, thịt lợn 120.000 đồng/kg (cao hơn giá chợ 10%). Mạc Tuấn Hải cho biết, tuy giá này cao hơn ở chợ nhưng sản phẩm rõ ràng nguồn gốc, tuân thủ quy trình chăn nuôi chặt chẽ. Các loại gà nuôi tại trang trại của anh đều có thời gian cách ly cám hơn một tháng nên khá đảm bảo. Tính đến nay, hệ thống đại lý phân phối đã lên tới hơn 20 cửa hàng và còn tiếp tục mở rộng.
Trung bình, mỗi ngày, trang trại xuất ra thị trường khoảng 30-40 con gà, 100 kg thịt lợn. Doanh thu mỗi năm từ trang trại của anh ước đạt 7-8 tỷ đồng. Trừ chi phí thức ăn, giết mổ, vận chuyển, đóng gói, trả nhân viên..., mỗi năm anh thu về 600-700 triệu đồng lợi nhuận.
7 tỷ đồng/năm. Ảnh: Cường Ngô." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uopuoka/2015_05_19/anh_3.jpg" /> |
Trang trại chăn nuôi gà, lợn sạch của Hải đang cho doanh thu 7 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Cường Ngô. |
Nhờ quy trình nuôi chặt chẽ, trang trại gà, lợn của Mạc Tuấn Hải được cấp chứng nhận VietGap và tham gia vào chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc chọn đây là một trong hai đơn vị để xây dựng khu giết mổ an toàn.
Hiện tại, ngoài kinh doanh, anh còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà, lợn cho hơn 100 hộ dân trong vùng. Trang trại của chàng kỹ sư 8X trở thành địa chỉ tham quan học hỏi kinh nghiệm của thanh niên, nông dân trong và ngoài tỉnh.
Thành quả mà Mạc Tuấn Hải đạt được là sự kết hợp của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi với sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm.
Nói về mô hình của Hải, ông Nguyễn Văn Tuân, Trưởng thôn Hoa Giang (xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) cho biết, 3 năm trở lại đây, trang trại của anh Hải làm ăn phát đạt. Nhiều người dân địa phương được anh tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định 3-4 triệu đồng/tháng - mức khá cao tại một huyện miền núi.
"Mô hình chăn nuôi của anh Hải cũng được nhân rộng trong thôn. Không những làm ăn giỏi, anh Hải sống rất hòa nhã với mọi người, được bà con tin tưởng. Đặc biệt, Hải đã giúp nhiều bà con tiếp cận các phương pháp chăn nuôi đơn giản, hiệu quả cao", ông Tuân chia sẻ.