Thư viện trên tàu Epos (Na Uy) bắt đầu hoạt động từ năm 1959. Epos mang theo 6.000 cuốn sách, ghé thăm nhiều địa điểm ở Na Uy, phục vụ bạn đọc. Khoảng 2.000 cuốn sách của thư viện nổi độc đáo này, độc giả có thể mượn về. Ảnh: National Geographic. |
Thư viện TARDIS ở Detroit, Michigan, Mỹ, được lấy ý tưởng từ cỗ máy thời gian giả tưởng của chương trình truyền hình Doctor Who. Dan Zemke - người lập thư viện - tận dụng bãi đất trống trước nhà để mở tủ sách miễn phí với nguyên tắc lấy một quyển để lại một quyển. Thư viện mini có khoảng 140 cuốn sách. Ảnh: The Verge. |
Biblioteca Vasconcelos ở Mexico được báo giới gọi là “thư viện khổng lồ”. Nó có diện tích hơn 400.000 m2 và hơn 470.000 cuốn sách. Thư viện này được khánh thành tháng 5/2006. Đến tháng 3/2007, Biblioteca Vasconcelos phải tạm đóng cửa do gặp vấn đề về cơ sở vật chất. 22 tháng sau, thư viện mở cửa trở lại khi được sửa chữa xong. Ảnh: Wikimedia. |
Thư viện công cộng McAllen (Texas, Mỹ) được chuyển đổi từ siêu thị của Walmart, hoạt động từ năm 1932. Sau khi tận dụng siêu thị, McAllen trở thành thư viện chỉ có một tầng rộng nhất ở Mỹ, với diện tích 11.600 m2. Ảnh: Archdaily. |
Thư viện sách tranh ở thành phố Iwaki, Nhật Bản, là nơi dành cho học sinh 3 trường mầm non gần đó. Dù vậy, thư viện vẫn đón độc giả bên ngoài. Thư viện có khoảng 10.000 cuốn sách tranh với 1.500 được trưng bày sẵn trên giá. Ảnh: Pinterest. |
Thư viện bãi biển ở Albena, Bulgaria, gồm các giá sách đặt ở khu nghỉ dưỡng Black Sea. Thư viện này có hơn 2.500 cuốn sách từ 10 thứ tiếng khác nhau. Độc giả đọc sách miễn phí, có thể bỏ thêm sách của mình vào thư viện. Ảnh: Travelaway. |
Thư viện di động được xây dựng trên chiếc Ford Falcon (1979) với bề ngoài lấy cảm hứng từ xe tăng. Raul Lemesoff, người sáng tạo thư viện di động này, lái chiếc xe đi khắp Argentina, mang các tác phẩm văn học đến người dân ở các thị trấn nhỏ. Ảnh: Pinterest. |
Haskell ở Stanstead, Quebec, Canada và Derby Line, Vermont, Mỹ, là thư viện nằm trên lãnh thổ hai quốc gia. Đây trở thành nơi đọc sách, học tập, giao lưu văn hóa cho người dân vùng biên giới. Cửa trước nằm trên đất Mỹ còn quầy lưu hành, giá sách đặt trên nước Canada. Phòng đọc sách nằm giữa với vạch kẻ ở giữa, đánh dấu đường biên giới. Ảnh: Flickr. |