1. Quên hủy bỏ những dịch vụ chẳng bao giờ dùng đếnBạn đã bao giờ đăng ký tập gym rồi chẳng bao giờ bước đến phòng tập? Nếu có thì chứng tỏ bạn đang lãng phí tiền. Hãy xem lại đống thẻ thành viên mà bạn vẫn thanh toán tiền phí hàng tháng và quyết định xem bạn có muốn sử dụng tiếp hay không. Nếu không thì hủy bỏ ngay lập tức, hoặc chí ít cũng chuyển sang hình thức thanh toán khác (trả tiền mỗi lần sử dụng dịch vụ thay vì trọn gói). |
2. Lập kế hoạch chi tiêu dựa trên tổng thu nhậpHãy thử tưởng tượng bạn kiếm được 50.000 USD mỗi năm. Tức là mỗi tháng bạn có những 4.167 USD để tiêu? Sai. Những khoản bắt buộc như thuế, tiền đồng phục hay phí công đoàn cũng ảnh hưởng đáng kể đến tổng thu nhập của bạn. Đấy là chưa kể đến các khoản mang tính tự nguyện như tài khoản tiết kiệm phòng khi ốm đau hay phí đậu xe. Vì thế, hãy cân đối chi tiêu dựa trên số tiền còn lại sau khi thanh toán những khoản kể trên, chứ đừng dựa trên tổng thu nhập. |
3. Mua quà Giáng sinh bằng thẻ tín dụngCác đại lý tư vấn khách hàng cho biết, trong tháng 1 và tháng 2, số lượng khách hàng tìm kiếm trợ giúp về mặt tài chính tại Mỹ tăng 25%. Có quá nhiều người không thể cưỡng lại được những chương trình giảm giá hấp dẫn khi đăng ký thẻ khách hàng, hoặc thanh toánh bằng thẻ tín dụng. Vậy cách tốt nhất là vạch ra một kế hoạch chi tiêu cụ thể cho những ngày lễ từ đầu năm. Sau đó mỗi tháng bỏ ra một khoản gọi là tiết kiệm để phục vụ cho kế hoạch đó. |
4. Mua cà phê mỗi ngàyViệc ghé qua cửa hàng cà phê đều đặn mỗi sáng có thể làm ví tiền của bạn mỏng đi đáng kể mà bạn không hề hay biết. Nếu mỗi ngày bạn mua một cốc cà phê 1 USD, thì tổng cộng cả năm số tiền bỏ vào quán cà phê lên đến 365 USD. Với số tiền này, bạn có thể thể dễ dàng thanh toán một phần của khoản nợ thẻ tín dụng. Thay vì ngày nào cũng mua cà phê, sao bạn không thử tìm đến một “giải pháp thay thế” tiết kiệm hơn. Chẳng hạn như là tự pha cho mình một tách cà phê ngay tại nhà, hay uống cà phê pha bằng máy tại văn phòng. |
5. Không thương lượng về các hóa đơn điện thoại và thẻ tín dụngNếu không thương lượng về lãi suất các khoản vay tín dụng và hóa đơn dịch vụ điện thoại, bạn sẽ phải trả giá đắt hơn bình thường. Tính trong một năm, nếu như chịu thương lượng với nhà cung cấp dịch vụ thì bạn có thể tiết kiệm một khoản kha khá. Đừng bao giờ nghĩ mình thô lỗ khi đòi hỏi, kỳ kèo để được hưởng mức giá thấp hơn, bạn có quyền làm điều đó. Hãy so sánh giá của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, sau đó tập cho mình thói quen thương lượng để được hưởng mức giá tốt nhất. Kể cả trong trường hợp tệ nhất, là dù bạn có thương lượng “gãy lưỡi” nhưng họ vẫn nói “không”, thì cũng đừng quên xin một phiếu quà tặng. |
6. Chi tiêu chủ yếu bằng thẻ tín dụngVới chiếc thẻ tín dụng, thật tiện lợi vì bạn không cần mang theo ví cồng kềnh vì nhét quá nhiều tiền mặt. Nhưng cũng chính nó đang hủy hoại tài chính của bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với thẻ tín dụng, khách hàng thường tiêu xài nhiều hơn là khi thanh toán bằng tiền mặt, cụ thể là 12-18%. Thậm chí, McDonald cũng nhận thấy điều này, bởi vì những khách hàng sử dụng thẻ thường gọi suất ăn khoảng 7 USD, trong khi khách hàng dùng tiền mặt để thanh toán chỉ gọi suất 4,5 USD. |
7. Tiêu vô tội vạ những khoản tiền “không kiếm mà ra”Vô tình nhặt được 50 USD trên phố. Hay được bà ngoại tặng 100 USD trong ngày sinh nhật. Rồi khi nhận tiền thưởng cuối năm. Bạn sẽ làm gì trong những tình huống đó? Nếu câu trả lời là “Mua sắm thả ga!”, thì bạn đang phạm phải một sai lầm khá ngớ ngẩn. Hãy tập cách kiểm soát thói quen chi tiêu và gửi hết số tiền may mắn ấy vào tài khoản tiết kiệm. Tốt hơn nữa thì bạn có thể dùng nó để trang trải các khoản nợ. |
8. Không có khoản tiền phòng trường hợp khẩn cấpKhông có đồng nào để phòng trường hợp khẩn cấp là sai lầm lớn nhất mà nhiều người phạm phải. Nếu bạn cũng nằm trong số này, thì có thể bạn gặp phải những khó khăn về mặt tài chính vào một ngày không xa. Bởi chúng ta rất khó kiểm soát thói quen chi tiêu của mình, dễ vung tay quá trán dẫn đến nợ nần. Cho nên việc dự trữ cho mình một khoản để phòng những trường hợp như vậy là vô cùng cần thiết. Và dĩ nhiên là đừng quên “bổ sung” đủ vào “quỹ phòng thân” sau mỗi lần rút tiền ra. |