Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 kỳ Olympic đắt đỏ nhất

Pháp chi gần 10 tỷ USD cho Olympic Paris 2024, theo Council of Foreign Relations - viện chính sách hàng đầu về quan hệ quốc tế của Mỹ, nhưng đây chưa phải là kỳ Olympic tốn kém nhất lịch sử. 

Olympic anh 1

8. Olympic Atlanta 1996: 4,7 tỷ USD. Một trong những hạng mục lớn nhất trong chi phí tổ chức Olympic Atlanta 1996 là cơ sở hạ tầng phục vụ thi đấu, như nhà thi đấu hay nhà ở, giao thông. Ảnh: Simon/Allsport.

Olympic anh 2

7. Olympic Sydney 2000: 5,2 tỷ USD. Kỳ thế vận hội này gây chú ý khi Homebush ở phía Tây thành phố Sydney được chuyển đổi từ một khu phức hợp công nghiệp thành khu thể thao và giải trí, có khả năng chứa hàng trăm nghìn người để phục vụ Olympic. Ảnh: Austadiums.

Olympic anh 3

6. Olympic Bắc Kinh 2008: 8,3 tỷ USD. Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư xây dựng sân vận động và nhà thi đấu thể thao. Trong đó, khoản đầu tư của trung ương và địa phương chiếm một nửa, còn lại đến từ nguồn vốn xã hội. Ảnh: VCG.

Olympic anh 4

5. Olympic Paris 2024: 8,7 tỷ USD. Council of Foreign Relations ước tính Pháp phải chi 8,7 tỷ USD để xây dựng làng Olympic, các cơ sở hạ tầng và lớn nhất là khoản chi phí để đảm bảo an ninh trong suốt quá trình Olympic diễn ra. Tuy nhiên, AP cho biết tổng chi phí dành cho sự kiện này lên đến 9,5 tỷ USD. Dù vậy, số liệu chính thức sẽ phải mất một thời gian nữa mới được thống kê đầy đủ. Ảnh: news.cgtn.com.

Olympic anh 5

4. Olympic Tokyo 2020: 13,7 tỷ USD. Những khoản chi tiêu của chính phủ Nhật Bản cho Olympic gồm các hạng mục như công tác phòng chống doping, huấn luyện vận động viên, cung cấp đồ ăn Nhật Bản tại làng vận động viên và sân vận động Olympic. Ảnh: Olympics.

Olympic anh 6

3. Olympic London 2012: 16,8 tỷ USD. Khi chạy đua giành quyền đăng cai Olympic 2012 thành công, Anh đã lập tức xây dựng sân vận động sức chứa 80.000 chỗ, khán đài có mái che cùng khu vực lớn dành cho hơn 20.000 phóng viên. Quốc gia này cũng đã xây dựng khu công viên, đầu tư cho giao thông đường sắt, tu sửa/xây mới đường sá, cầu cống, cáp điện ngầm. Phần kinh phí còn lại dành cho việc đảm bảo an ninh và dự phòng các tình huống bất ngờ. Ảnh: Thanongsak Yinnaitham/Shutterstock.com.

Olympic anh 7

2. Olympic Athens 2004: 21,2 tỷ USD. Để nhận được quyền đăng cai Olympic, Hy Lạp đã mạnh tay đầu tư cho hàng loạt công trình phục vụ cho các sự kiện thể thao cũng như các công trình liên quan. Theo tờ Huffington Post, quốc gia này cũng đã phải chi thêm hàng loạt chi phí phát sinh vào phút chót để đảm bảo an ninh cho sự kiện. Ảnh: Kishimoto/IOC.

Olympic anh 8

1. Rio 2016: 23,6 tỷ USD. Ban tổ chức của Rio 2016 đã phải chi số tiền tương đối lớn để cung cấp năng lượng tạm thời cho các công trình và nâng cấp các địa điểm thi đấu. Chỉ tính riêng chi phí cung cấp điện tạm thời cho các sân vận động trong kỳ Olympic này cũng đã ngốn hơn 72 triệu USD. Ảnh: Alex Ferro/ Ủy ban Olympics.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục như hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới là rất quan trọng. Để độc giả có thể tiếp cận những thông tin kinh tế quốc tế mới nhất, Tri thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh đáng chú ý. Từ việc nghiên cứu các công ty hàng đầu đến việc khám phá những xu hướng kinh tế mới, Tủ sách sẽ là nơi cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động kinh tế toàn cầu.

'Sóng' từ chức của các chủ tịch, giám đốc doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là nhóm bất động sản, đang trải qua đợt "thay máu" thượng tầng lớn nhất kể từ đầu năm đến nay.

NCB được duyệt phương án cơ cấu lại tầm nhìn đến 2030

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét cho ý kiến và cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại của NCB tầm nhìn tới 2030, đánh dấu giai đoạn bước ngoặt của ngân hàng này.

Doanh nghiệp lãi cả tỷ đồng mỗi ngày nhờ bán phồng tôm

Hai doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bánh phồng tôm trong nước là Thực phẩm Bích Chi và Xuất nhập khẩu Sa Giang đều chứng kiến kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý II.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm