Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 năm sau thảm họa Fukushima, chất phóng xạ vẫn có trong rượu Mỹ

Nhóm các nhà vật lý hạt nhân người Pháp vừa phát hiện chất phóng xạ trong rượu được sản xuất tại bang California, Mỹ sau vụ rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima năm 2011.

Theo New York Times, các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần của 18 chai rượu được sản xuất tại bang California từ năm 2009 đến nay. Họ tìm thấy lượng phóng xạ trong những chai rượu ra đời sau thảm họa hạt nhân Fukushima cao hơn mức bình thường, một số cao gấp đôi.

Nguyên nhân là vì các đám mây chứa chất phóng xạ hình thành sau vụ tai nạn năm 2011 di chuyển ngang qua Thái Bình Dương để đến Californa, khiến nho trồng để nấu rượu bị nhiễm phóng xạ.

dau vet phong xa tu nha may hat nhan Fukushima anh 1
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị chủ quản nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đã đưa vào hoạt động bức tường băng xây dựng ngầm quanh khu vực nhiễm phóng xạ. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng điều này không gây nguy hiểm. "Mức phóng xạ trong những chai rượu này vẫn khá thấp", nhà nghiên cứu người Pháp Michael Pravikoff thuộc nhóm phát hiện chất phóng xạ trong 18 chai rượu Mỹ cho biết. 

Theo Pravikoff, nhóm nghiên cứu sử dụng kỹ thuật đo lường phóng xạ qua vỏ thủy tinh, vì vậy những chai rượu này vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ phải đốt rượu thành tro mới có thể đo chính xác lượng chất phóng xạ.

Trước thế kỷ 20, rượu có chứa chất cesium-137 (đồng vị phóng xạ phát sinh từ các lò phản ứng hạt nhân) không tồn tại và các sự kiện rò rỉ hạt nhân sẽ để lại dấu vết trong rượu dựa vào thời gian và sự gần gũi về mặt địa lý với địa điểm trồng nho, theo New York Times.

Việc hấp thu đồng vị cesium-137 có thể tăng khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết lượng chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima nhiễm vào thức ăn và nước uống tại các quốc gia ngoài Nhật Bản là rất thấp và không đe dọa đến sức khỏe con người.

Trả lời New York Times, đại diện Bộ Y tế công cộng California ngày 20/7 cho biết cơ quan này chưa nắm rõ nghiên cứu trên, nhưng "cư dân California hiện không đối mặt với bất kỳ nguy cơ sức khỏe và an toàn nào".

dau vet phong xa tu nha may hat nhan Fukushima anh 2
Sau 7 năm, chất phóng xạ rò rỉ từ nhà máy Fukushima vẫn chưa được thu hồi hết. Ảnh: Reuters.

Thảm họa kép động đất, sóng thần gây rò rỉ chất phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào năm 2011 đã khiến hơn 16.000 người tử vong. 160.000 người phải di tản đến những khu vực khác.

Bên cạnh đó, số người tự tử vì trầm cảm sau thảm họa vào năm 2011 đã lên đến con số 155 người và vẫn tiếp tục gia tăng. Theo tờ Washington Post, rất nhiều cư dân Fukushima quyết định chọn cái chết vì điều kiện sống nghèo nàn sau khi phải di tản. Ngoài ra, họ cũng chịu áp lực tâm lý khi bị người ngoài xa lánh vì nghi ngờ nhiễm phóng xạ.

Nơi thời gian ngừng trôi từ ngày 11/3/2011 ở Nhật Sau thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ hạt nhân ở Fukushima ngày 11/3/2011, hàng nghìn người phải sơ tán và chưa bao giờ trở về, bỏ lại một thị trấn hoang tàn và đổ nát.

Những câu chuyện chống chọi với thảm họa ở Nhật 7 năm trước

Đằng sau thảm họa ngày 11/3/2011 gây nhiều thương vong nhất cho Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới là những câu chuyện chống chọi với sóng thần và nỗi đau tìm kiếm người thân.

7 năm sau thảm họa Fukushima, Nhật vẫn lúng túng dọn dẹp hậu quả

Nhật thất bại trong việc giải quyết 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ, tái định cư cho hơn 55.000 dân và đo mức phóng xạ ở 3 lò phản ứng hạt nhân cuối cùng.


Chi Mai

Bạn có thể quan tâm