Không phải loại cây cảnh, hoa nào cũng thích hợp bày hay trồng trong nhà. Dưới đây là các loại cây có độc không nên trồng trong nhà.
Cây hoa huệ lily
Cái tên hoa huệ lily nghe rất thanh lịch và trang nhã, nhưng ít ai biết được rằng loại hoa xinh đẹp này lại chứa tinh thể calcium oxalate và có thể tạo ra các triệu chứng khó chịu nếu trẻ vô tình ăn vào hoặc nếu chất lỏng từ hoa tiếp xúc với da.
Dạ lan hương
Phòng ngủ không thích hợp đặt dạ lan hương cũng như các loại cây tỏa ra mùi vào buổi tối. Loài cây này sẽ tạo ra những hạt mùi kích thích xúc giác mãnh liệt, rất nguy hiểm đối với những người mắc bệnh cao huyết áp và tim.
Tương tự, những cây có mùi như tùng bách cũng không nên đặt trong phòng ngủ, vì tỏa ra hương dầu, dễ khiến người ta cảm thấy buồn nôn. Đặt những loài cây này lâu ngày trong phòng, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn dẫn tới vận thế không tốt.
Trúc đào
Loại cây này tên khoa học là Nerium oleander L thuộc họ trúc đào (Apocynaceae). Toàn cây trúc đào có nhựa đục rất đắng và độc, gồm acid hydrocyanic và những glucosid độc là oleandrin, neriin, neriantin.
Y học cổ xưa công nhận trúc đào rất độc. Bò, ngựa ăn phải một số lá trúc đào tươi đã bị ngộ độc. Người ăn thịt súc vật chết vì lá trúc đào cũng bị ngộ độc.
Qua thử nghiệm, người uống phải nước có lá trúc đào rơi vào hay nước ngâm rễ trúc đào cũng gặp hiện tượng này. Ở đảo Corse, Pháp, có trường hợp ngộ độc vì ăn chả nướng xiên bằng cành trúc đào và uống nước đựng trong chai nút bằng gỗ trúc đào.
Cây trúc đào có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong cho người hoặc vật tiếp xúc. Ảnh: Architectural Plants. |
Những triệu chứng ngộ độc trúc đào là tình trạng khó chịu, bải hoải chân tay, buồn nôn, chóng mặt với liều nhỏ; tiêu chảy ra máu, rối loạn hô hấp, nôn mửa, chân tay co giật, loạn nhịp tim, mạch nhỏ yếu đi tới hôn mê và tử vong nếu trúng liều cao.
Tuy không thể dùng trực tiếp, lá trúc đào là dược liệu trong y học. Lá này được dùng làm nguyên liệu chiết xuất oleandrin, là thuốc uống được chỉ định điều trị suy tim, hở van hai lá, nhịp tim nhanh, các bệnh tim có phù, giảm niệu.
Hoa loa kèn
Hoa loa kèn có tên khoa học Brumansia Suaveolens (Wild), thuộc họ cà Solanaceae. Hoa loa kèn chứa chất gây ảo giác Scopolamine. Chỉ cần uống một giọt độc dược chiết xuất từ chất scopolamine, nạn nhân có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời.
Hoa loa kèn độc có nhiều màu sắc khác nhau đỏ, cam, vàng, trắng. Loại cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống say tàu xe, tiền mê, trị hen suyễn... Nó được xếp vào bảng có độc tính cao nên chỉ được dùng để bào chế thuốc với một lượng rất nhỏ, tính bằng miligram.
Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ scopolamine có thể gây ngộ độc. Vì thế chúng ta không nên tùy ý hái bất kỳ bộ phận nào của cây loa kèn để sắc thành thức uống. Khi bị ngộ độc, nhẹ thì cảm thấy khô miệng, khó nuốt, giảm tiết dịch ở phế quản, giãn đồng tử, nặng có thể bị lú lẫn, hoang tưởng, dễ bị kích thích.
Loài hoa này ở Đà Lạt được trồng nhiều, tuy nhiên không nên tới gần, sờ chạm hoặc hít phấn hoa này.
Xương rồng ba cạnh
Cây xương rồng ba cạnh có độc (đặc biệt là nhựa trắng có trong toàn cây). Điều này được nói đến trong nhiều công trình y học ở nước ta như Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam...
Theo các bác sĩ, xương rồng ba cạnh là một vị thuốc nhiều tác dụng như tẩy, kháng khuẩn, chống viêm... nhưng loại này chỉ được dùng ngoài da và theo chỉ định. Các công trình y học đều nhấn mạnh người chưa có kinh nghiệm thì không nên dùng loại cây này.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi dùng ngoài da, chất nhựa có trong cây xương rồng ba cạnh cũng có thể gây kích ứng, làm tổn hại lớp niêm mạc da (đối với trường hợp da mỏng, da bị trầy xước...) và gây rát, phồng rộp, đỏ... Nếu không may để rơi vào mắt, nhựa cây cũng có thể gây mù mắt.
Mao địa hoàng
Còn được gọi dương địa hoàng, loài hoa màu tím xinh đẹp này thường có mặt trong các vườn cây cảnh hoặc được sử dụng làm cây trồng trong nhà. Điều mà ít người biết là lá, hoa và thậm chí cả hạt của nó có chứa một chất được gọi là digoxin có thể gây tử vong cho động vật và con người khi ăn phải.
Do độc tính nguy hiểm này, việc trồng mao địa hoàng ở nhà có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe cho gia đình và thú cưng của bạn.
Trầu bà vàng
Trầu bà vàng có những chiếc lá to, hình dáng đẹp mắt nên trông rất trang nhã khi được dùng để trang trí trong nhà. Trầu bà vàng có tên khoa học là Pothos, hay còn được biết đến với cái tên Devil’s Ivy.
Cũng giống như các loại cây kể trên, loại cây này có các chất như canxi oxalat, có thể gây kích ứng môi, lưỡi và miệng, chảy nhiều nước dãi và thậm chí là nôn mửa.
Sách về nghề y
Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:
Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.
Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.