1. Lên danh sách tất cả các khoản nợTrước khi bắt đầu giải quyết nợ nần, bạn phải biết chính xác số nợ là bao nhiêu, bao gồm cả lãi suất, thời hạn trả nợ. "Hãy lập một bản thống kê tất cả các khoản nợ hiện tại của bạn", John Gajkowski, chuyên gia hoạch định tài chính tại Money Managers Financial Build khuyên. Ảnh: Flickr.
|
2. Xếp loại các khoản nợTheo Gajkowski, s au khi thống kê các khoản nợ, hãy xếp loại chúng dựa theo lãi suất, từ cao nhất tới thấp nhất. Bạn phải luôn ưu tiên khoản nợ có lãi suất cao nhất để giảm thiểu số tiền phải trả. Bạn cũng có thể xếp hạng nợ theo số tiền. Chuyên gia tài chính Dave Ramsey khuyên bạn nên làm theo phương pháp "quả bóng tuyết", tức là trả những khoản nhỏ nhất trước. Sau đó bạn sẽ có thêm động lực và tinh thần để xử lý những khoản lớn hơn. Ảnh: Flickr.
|
3. Xác định mức chi tiêuPhân tích dòng tiền mặt là điều rất quan trọng để xác định bạn đang chi tiêu bao nhiêu tiền mỗi tháng. "Chúng ta đều biết thu nhập của mình đến từ đâu nhưng ít ai biết rõ tiền của mình đi vào những đâu. Nếu bạn không biết mình đang chi tiêu vào những đâu và chi bao nhiêu, bạn không thể xác định số tiền có thể dùng để trả nợ", Gajkowski nói. Bạn có thể ghi chép hoặc dùng ứng dụng điện thoại để theo dõi các khoản chi tiêu hàng tháng của mình. Ảnh: Reuters. |
4. Phân bổ tiền để trả nợ"Sau khi xếp hạng các khoản nợ từ cao tới thấp nhất, hãy phân bổ nhiều nhất có thể để trả dần các khoản nợ theo xếp hạng", Gajkowski nói. Đồng thời, hãy trả lời câu hỏi: Bạn cần có thêm bao nhiêu tiền để đáp ứng mọi nhu cầu tối thiểu và trả thêm cho khoản nợ ưu tiên nhất? Ảnh: Flickr.
|
5. Cắt giảm chi tiêuGiờ là lúc bạn phải cắt giảm chi tiêu để có thêm tiền trả nợ. Trên thực tế, chi tiêu quá tay là nguyên nhân khiến đa số mọi người mắc nợ và để trả nợ thì bạn phải chấm dứt việc này. Hãy bắt đầu bằng việc cắt giảm chi phí cho truyền hình áp, Internet, bảo hiểm, Gajkowski gợi ý. Sau đó, bắt đầu cắt giảm các khoản hưởng thụ như cà phê, ăn uống bên ngoài, giải trí. Ảnh: Pbscopy. |
6. Trả nợ tự độngDù ít hay nhiều, bạn có thể cài đặt trả nợ tự động trên tài khoản ngân hàng trực tuyến. Bằng cách này, bạn sẽ không quên và việc trả nợ trở nên tiện lợi, dễ dàng hơn. Ảnh: Shutterstock.
|
7. Nhận thức được rằng bạn không bao giờ thực sự hết nợ"Quản lý nợ cũng giống như quản lý cân nặng vậy. Đó là điều phải làm trong dài hạn", Gajkowski nói. "Bạn trả nợ và sau đó có thể lại 'ngựa quen đường cũ'. 'Đường cũ' chính là thứ khiến bạn lún vào nợ nần. Trả nợ không phải là việc làm một lần và xong cả đời". Khi bạn đã trả nợ xong, hãy tự hỏi điều gì đã khiến mình mắc nợ. Gajkowski động viên: "Đó có phải do những thứ mua trong lúc bốc đồng? Chi phí y tế hay cách sinh hoạt? Nếu bạn có thu nhập 50.000 USD nhưng lại luôn tiêu 60.000 USD thì hiển nhiên sẽ luôn mắc nợ. Vì vậy hãy tự điều chỉnh chi tiêu hoặc thay đổi công việc lương cao hơn. Nhiều người không nhận ra điều này". Ảnh: Getty Images.
|