Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 đội bóng kiến nghị thành lập công ty điều hành V-League

6 ông bầu đình đám của V-League đã chung tay soạn đề án thành lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) để điều hành V-League. Bản đề án chi tiết đã được trình lên lãnh đạo VFF.

6 đội bóng kiến nghị thành lập công ty điều hành V-League

6 ông bầu đình đám của V-League đã chung tay soạn đề án thành lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) để điều hành V-League. Bản đề án chi tiết đã được trình lên lãnh đạo VFF.

>> ‘Bầu’ Kiên: ‘Tôi không bẻ kèo trong vụ Công Vinh’
>> ‘Bầu’ Đức: ‘Arsenal tôi còn mua được thì ngán gì đầu tư!’
>> Các ông ‘bầu’ toàn quyền chọn trưởng giải V-League
>> Các 'ông bầu' thống nhất không tổ chức Super Liga

Trước ngày diễn ra Hội nghị Chủ tịch các CLB mà VFF đứng ra tổ chức, bầu Kiên đã đích thân soạn thảo một văn bản, đề xuất phương án tổ chức và điều hành V-League. Ký tên vào bản đề xuất này còn có các ông: Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai, Võ Quốc Thắng - Chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An, Hoàng Mạnh Trường - Chủ tịch CLB The Vissai Ninh Bình, Lê Tiến Anh - Chủ tịch CLB Khatoco Khánh Hòa và Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch CLB Lam Sơn Thanh Hóa.

6 đội bóng kiến nghị thành lập công ty điều hành V-League

Nguyên văn bản đề xuất:

A. Về việc tổ chức điều hành Giải bóng đá vô địch quốc gia V-League

Hiện nay Liên đoàn bóng đá Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức các giải đấu chính thức tại Việt nam từ Hạng 3, Hạng nhì, Hạng nhất, Giải chuyên nghiệp và các giải khác như Cúp Quốc gia, U-21 Báo Thanh niên, U-19. Do cùng lúc phải tổ chức nhiều giải đấu nên việc tổ chức giải V-League đã xẩy ra nhiều bất cập, cần phải điều chỉnh theo các khuyến nghị của FIFA và xu hướng của các nền bóng đá tiên tiến trên thế giới. Vì vậy đề nghị xem xét việc thành lập Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam VPF (Vietnam Professional Football) để điều hành tổ chức Giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam. Công ty được thành lập bởi các thành viên của giải vô địch quốc gia Việt nam năm 2012 và Liên đoàn bóng đá Việt nam với cơ cấu như sau:

Vốn điều lệ: 21.875.000.000 ĐVN, trong đó:

- 14 câu lạc bộ x 1.000.000.000 ĐVN = 14.000.000.000 ĐVN, chiếm 64,4% vốn điều lệ (Mỗi Câu lạc bộ góp 1 tỷ chiếm 4,6%)

- Liên đoàn bóng đá Việt Nam góp 7.875.000.000 ĐVN chiếm 35,6% vốn điều lệ.

1. Công ty Cổ phần được thành lập và hoạt động theo qui định của Luật Doanh nghiệp và thực hiện các qui định của VFF và FIFA. Việc đề xuất tỷ lệ góp vốn như trên nhằm:

Cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty VPF là Đại hội cổ đông. Các cổ đông bầu HĐQT, từ 9 đến 11 thành viên trong đó đảm bảo số thành viên đại diện VFF và số thành viên đại diện các câu lạc bộ theo tỷ lệ 35/65. Trong trường hợp cần thiết có thể thành lập thường trực HĐQT từ 3 – 5 thành viên.

Các quyết định trọng yếu cần phải đạt trên 65,0% các cổ đông thông qua. Các quyết định trọng yếu phải được qui định trong Điều lệ Công ty. Ví dụ như sửa đổi bổ xung vốn điều lệ, thay đổ cơ cấu cổ đông, sơ đồ tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các vị trí chủ chốt.

Với tỷ lệ 35,6% VFF có quyền phủ quyết các quyết định trọng yếu của công ty nhằm thực hiện đúng định hướng của VFF thông qua các đại diện tại Công ty VPF.

Với tỷ lệ 64,4% các Câu lạc bộ có tiếng nói quyết định trong mọi hoạt động của Công ty nhưng không được tự quyết định nếu không được sự ủng hộ của VFF thông qua các người đại diện.

Nếu các đại diện VFF muốn ra các quyết định cần phải nhận sự ủng hộ của ít nhất 1/2 số Câu lạc bộ để đạt tỷ lệ trên 65%.

Nếu trên 50% số CLB đại diện cùng thống nhất ý kiến nhưng các đại diện VFF phủ quyết thì các CLB cần thông qua Đại hội VFF (hoặc ban chấp hành) để thay thế các quyết định hoặc thay các đại diện tại Công ty VPF.

2. Tổng Giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm và là người đại diện trước pháp luật có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn diện hoạt động của Công ty.

3. Sau mỗi mùa giải căn cứ vào kết quả lên xuống hạng được thông qua, các CLB xuống hạng (hay bỏ cuộc) phải chuyển nhượng nguyên giá trị vốn góp tại Công ty VPF cho các CLB lên hạng.

4. Nếu số lượng các CLB tham gia Giải vô địch quốc gia chuyên nghiệp tăng hoặc giảm thì vốn điều lệ của Công ty VPF tăng giảm tương ứng.

5. Trong mọi trường hợp số lượng CLB có thể thay đổi, số cổ phần của các CLB cũng có thể thay đổi nhưng tỷ lệ 35,6% vốn góp của VFF không thay đổi.

6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty VPF:

Tùy theo qui mô hoạt động và yêu cầu thực tế, bộ máy tổ chức của Công ty VPF sẽ được tổ chức phù hợp. Trước mắt dự kiến như sau:

6 đội bóng kiến nghị thành lập công ty điều hành V-League

6.1 Tổng giám đốc VPF xây dựng chức năng nhiệm vụ, cơ cấu nhân sự các phòng ban trình HĐQT thông qua.

6.2 HĐQT, Tổng Giám đốc VPF phối hợp trình VFF thông qua chức năng nhiệm vụ, nhân sự hoặc thực hiện các quyết định của VFF về các Ban Trọng tài, Ban Kỷ luật, Ủy ban Đạo đức.

7. Sau khi Công ty VPF được thành lập, mọi hoạt động của Giải bóng đá chuyên nghiệp V-League sẽ do Công ty VPF chịu trách nhiệm tổ chức và tự chủ về tài chính. Từ mùa giải 2012 các CLB không phải đóng lệ phí hàng năm và không phải trả chi phí trực tiếp cho Ban Tổ chức, Trọng tài, Giám sát.

8. Nếu chủ trương thành lập Công ty VPF được thông qua, các thành viên góp vốn sẽ tiến hành thành lập công ty ngay trong tháng 10/2011 để đảm bảo kịp thời gian chuẩn bị tổ chức Giải vô địch quốc gia năm 2012 đúng tiến độ.

9. Căn cứ vào kết quả hoạt động, thu chi tài chính minh bạch công khai hàng năm, các CLB và Liên đoàn VFF được chia lãi hằng năm theo tỷ lệ góp vốn.

B. Một số vấn đề cần xem xét sau khi thành lập Công ty VPF

1. Vận động tài chính cho giải đấu: Đề nghị VFF chấp thuận cho VPF được ký các hợp đồng tài trợ liên quan đến Giải vô địch quốc gia từ năm 2012 trở đi.

2. Về bản quyền truyền hình: VFF thừa nhận 50% tiền bản quyền truyền hình thuộc về các CLB và 50% thuộc VFF, nhưng VFF khẳng định bản quuyền truyền hình Giải vô địch quốc gia thuộc VFF và đã ký hợp đồng độc quyền 20 năm với AVG. Có thể hợp đồng này được Ban chấp hành VFF thông qua nhưng không được các đại diện đủ thẩm quyền của các CLB thông qua. Vì vậy đề nghị VFF xem lại vấn đề bản quyền và trả quyền ký hợp đồng bản quyền truyền hình cho Công ty VPF. Tỷ lệ chia tiền bản quyền truyền hình là thỏa thuận giữa các CLB và VFF.

3. Về công tác trọng tài, giám sát: Trước hết cần minh bạch về tiêu chí tuyển chọn, qui trình tuyển chọn nhằm tổ chức việc lựa chọn qui tụ được các trọng tài, giám sát có tâm và có tài. Đặc biệt ưu tiên tuyển dụng và đào tạo trọng tài và giám sát từ các vận động viên bóng đá sau khi nghỉ thi đấu .

Việc đánh giá trọng tài, giám sát cần căn cứ vào năng lực của từng người, hạn chế việc lựa chọn theo nguyên tắc vùng miền như hiện nay. Lực lượng giám sát, trọng tài chủ chốt cần có thu nhập ổn định (lương tháng) và phụ cấp cao khi tham gia điều hành giải.

4. Về việc lựa chọn Trưởng ban tổ chức, Trưởng ban trọng tài :

- Việc lựa chọn Trưởng ban tổ chức phải do các câu lạc bộ đề nghị thông qua HĐQT Công ty VPF và được VFF phê duyệt.

- Việc lựa chọn Trưởng ban trọng tài do VFF bổ nhiệm trên cơ sở tham khảo ý kiến các câu lạc bộ. Việc lựa chọn Trưởng ban trọng tài là người có hiểu biết về luật bóng đá và am hiểu đội ngũ trọng tài. Trong trường hợp bắt buộc thực hiện quy định của FIFA, Trưởng ban trọng tài phải là thành viên ban chấp hành, thì VFF nên chuẩn bị nhân sự để bầu bổ sung (để thay thế thành viên tự nguyện rút khỏi ban chấp hành VFF ) tại Đại hội thường niên VFF vào tháng 12/2011 theo đúng điều lệ của VFF.

5. Về Quy chế tài chính của Câu lạc bộ: VFF cần phải quy định các nguồn tài chính của CLB nhằm đảm bảo tính minh bạch của việc đầu tư vào bóng đá dù là tiền tài trợ của tổ chức hay cá nhân. Việc hứa thưởng bằng tiền cần được thông báo công khai trước khi mùa giải bắt đầu. Nghiêm cấm việc sử dụng tiền để kích thích trong suốt quá trình diễn ra giải đấu.

6. Về việc cá nhân hay tổ chức tham gia quản lý điều hành không quá 01 đội bóng trong cùng một giải đấu: Đề nghị thực hiện đúng các quy định của FIFA. Nguyên tắc này cần thực hiện nghiêm túc để đảm bảo tính công bằng cho các đội tham dự giải.

7. Để tránh việc các đội không thi đấu đúng năng lực hoặc thi đấu phi thể thao, đề nghị VFF thành lập Uỷ ban đạo đức để xem xét các trận đấu có biểu hiện tiêu cực. Uỷ ban đạo đức có quyền trừ điểm và các Câu lạc bộ phải tuân thủ. Uỷ ban đạo đức được VFF thành lập bao gồm 01 lãnh đạo VFF và 3 đến 5 chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực bóng đá.

8. Về việc quản lý thị trường chuyển nhượng và chế độ của Vận động viên: Các câu lạc bộ cần phải tuân thủ tuyệt đối việc thực hiện chuyển nhượng được quy định cụ thể tại Quy chế bóng đá chuyên nghiệp và cam kết không thực hiện việc phá giá hoặc lôi kéo các cầu thủ còn trong hợp đồng của các câu lạc bộ khác. Trường hợp vi phạm cần có chế tài cụ thể về tài chính.

9. Về việc một số đại diện cầu thủ ảnh hưởng tiêu cực vào kết quả trận đấu thông qua các cầu thủ mà mình đại diện: Đây là vấn đề gây nhiều bức xúc cho các Câu lạc bộ, nên đề nghị VFF cần phối hợp với cán bộ ngành chức năng để làm điểm một số trường hợp không để việc này phát triển bất lợi cho bóng đá Việt Nam.

10. Để bóng đá Việt Nam có thể hy vọng có ngày tham gia vào các giải đấu lớn của Châu lục và Thế giới, VPF cần dành ngân sách hợp lý cho công tác đào tạo trẻ và hỗ trợ kinh phí cho các đội tuyển Quốc gia.

Trên đây là một số đề xuất để thực hiện nên rất mong nhận được sự ủng hộ của VFF và Chủ tịch các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp.

NT

Theo Bưu điện Việt Nam

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm