Măt kính Schott Ceran được làm từ gốm thủy tinh với dây chuyền công nghệ hiện đại của Đức. Ngoài độ bền cao, sản phẩm sở hữu nhiều tính năng khác biệt.
Từ vật liệu tàu vũ trụ đến mặt bếp gia đình
Nhiều năm trước, gốm thủy tinh là vật liệu được dùng làm tấm khiên nhiệt (heat shield) cho tàu vũ trụ. Nhận thấy vật liệu này có khả năng chịu nhiệt tốt và gần như không bị giãn nở, nhóm kỹ sư nghiên cứu của Schott AG đã nảy ra ý tưởng ứng dụng vào sản xuất mặt kính bếp thế hệ mới.
Để tạo nên gốm thủy tinh, nhà sản xuất mặt kính Schott Ceran sử dụng cát thạch anh và lithium. Trong đó, cát thạch anh là nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh với trữ lượng không giới hạn; lithium là kim loại để tạo khuôn. Quá trình gốm hóa diễn ra ở 900 độ C để thay đổi cấu trúc phân tử và biến thủy tinh thành gốm thủy tinh.
Mặt kính Schott Ceran được sản xuất từ vật liệu chịu nhiệt tốt. |
Sau khi nghiên cứu thành công, Schott AG đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm mặt kính gốm thủy tinh dùng trong bếp nấu ăn dưới thương hiệu Schott Ceran. Sản phẩm được đưa vào sản xuất quy mô công nghiệp từ năm 1971. Đến nay, có 200 triệu mặt kính được bán ra trên toàn thế giới.
Vật liệu xanh
Schott Ceran là một trong những sản phẩm gốm thủy tinh đen đầu tiên trên thế giới được sản xuất theo quy trình thân thiện môi trường. Mặt kính được làm từ những vật liệu bền vững như 21% oxit nhôm và 72% cát thạch anh. Thay vì áp dụng phương pháp truyền thống, Schott AG sử dụng công nghệ nấu chảy độc quyền để tránh dùng kim loại nặng độc hại như asen và antimony.
Nhờ áp dụng công nghệ này, hãng ước tính hạn chế đến 200 tấn chất kim loại nặng hàng năm, góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe người dùng.
Quy trình sản xuất với công nghệ nấu chảy độc quyền, không dùng kim loại nặng độc hại. |
Khả năng chịu sốc nhiệt tốt
Mặt kính Schott Ceran có khả năng chịu sốc nhiệt đột ngột từ -200 độ C đến 700 độ C mà không bị nứt hay giãn nở nhiệt. Sản phẩm được nhiều thương hiệu bếp từ hàng đầu thế giới tin dùng nhờ các ưu điểm như nhiệt dẫn trực tiếp đến nồi giúp hạn chế thất thoát, rút ngắn thời gian nấu nướng, tiết kiệm năng lượng…
Độ bền cơ học cao
Trong quá trình sản xuất thủy tinh thô, Schott Ceran được thử nghiệm tại hơn 5.000 điểm đo. Ngoài ra, mặt kính được kiểm định thường xuyên để đảm bảo độ bền cơ học.
Cụ thể, nhà sản xuất đã thử nghiệm 3 cách tác động lực để kiểm định độ bền cơ học của sản phẩm. Đơn cử, thí nghiệm rơi nồi (thả chiếc nồi nặng 1,8 kg từ độ cao 15 cm xuống mỗi vùng nấu 10 lần liên tiếp), búa lò xo (dùng búa lò xo nện 3 lần với lực đo 0,5 Nm vào cùng một điểm), thả bóng (bóng thép nặng 500 gram thả từ độ cao 51,4 cm vào giữa mặt bếp)... Độc giả tìm hiểu các thí nghiệm tại đây.
Mặt kính được kiểm tra nhiều lần tại hơn 5.000 điểm đo. |
Sản xuất theo công nghệ độc quyền
Để tạo ra mặt kính Schott Ceran, nhà sản xuất sử dụng hỗn hợp khoáng chất được trộn theo tỷ lệ bí mật và đem nung nóng ở 1.600 độ C để đạt độ đặc của dung nham. Tiếp theo, thủy tinh nóng chảy được cuộn ở giữa cho đến khi đạt độ dày nhất định.
Sau khi nhiệt độ thủy tinh hạ xuống dưới 100 độ C, công nhân cắt kính thành từng tấm và tiến hành công đoạn mài, rửa và in riêng lẻ. Cuối cùng, thủy tinh bán thành phẩm được đun nóng ở 900 độ C để trở thành gốm thủy tinh (nhờ sự thay đổi thành phần phân tử và kết tinh một phần).
Quy trình sản xuất mặt kính Schott Ceran trải qua nhiều công đoạn khắt khe. |
Mặt kính Schott Ceran là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của thủy tinh và khả năng chịu nhiệt, độ bền của gốm. Các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chí xanh, bảo tồn tài nguyên. Độc giả tham khảo quy trình sản xuất tại đây.
Mặt kính Schott Ceran được nhiều thương hiệu bếp từ, bếp hồng ngoại lựa chọn như Chefs, Rinnai, Munchen, Lorca, Latino, Kocher, Tomate… Khách có thể mua sản phẩm tại các cửa hàng, đại lý và chuỗi siêu thị lớn như Nguyễn Kim, Media Mart, Bếp365, Bếp Vũ Sơn. Độc giả tham khảo website tiếng Việt schott-ceran.com/vi để biết cách giữ bếp sạch bóng, sử dụng tối ưu năng lượng, cùng các thí nghiệm thú vị…
Bình luận