5 năm MH370 mất tích, người nhà nạn nhân vẫn nuôi hy vọng
Thứ sáu, 8/3/2019 08:33 (GMT+7)
08:33 8/3/2019
Gia đình các nạn nhân trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines gây sức ép chính phủ nước này phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích từ năm 2014.
Tại sự kiện kỷ niệm 5 năm ngày chuyến bay MH370 mất tích (8/3/2014) hôm 3/3, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke cho biết nước này đã sẵn sàng khởi động lại cuộc tìm kiếm nếu có đề xuất cụ thể. Tuy nhiên, anh KS Narendran, chồng một nạn nhân mất tích trên MH370, nói với Guardian rằng chính phủ nên tích cực chủ động và nên đi đầu phát động thêm cuộc săn tìm máy bay mất tích. Ảnh: Getty.
Người nhà nạn nhân thắp nến cầu nguyện tại buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân ở Kuala Lumpur. Kể từ khi chuyến bay MH370 biến mất vào ngày 8/3/2014 với 239 hành khách, hai cuộc tìm kiếm quy mô lớn đã được triển khai trên khu vực gần 200.000 km2 nhưng cho đến nay vẫn không có kết quả. Cuộc tìm kiếm gần đây nhất kết thúc vào tháng 6/2018. Công ty Ocean Infinity của Mỹ đã tìm kiếm ở phía nam Ấn Độ Dương trong khoảng 4 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 1/2018. Ảnh: AFP.
Một năm sau, Ocean Infinity cho biết họ sẵn sàng bắt đầu điều tra lại và Bộ trưởng Giao thông Loke khẳng định ông sẽ mở một cuộc tìm kiếm khác. Tại lễ tưởng niệm các nạn nhân chuyến bay MH370, ông Loke cho biết "hết sức sẵn sàng" xem xét bất cứ tiềm năng hoặc các đề xuất cụ thể nào cho việc tìm kiếm, theo AP. Ảnh: AFP.
Mảnh vỡ cánh máy bay được trưng bày tại lễ tưởng niệm. Trong một video phát tại sự kiện, giám đốc điều hành của Ocean Infinity, Oliver Plunkett, cho biết công ty đang xem xét sử dụng công nghệ mới cho cuộc tìm kiếm thứ hai của hãng này. "Chúng tôi chưa từng từ bỏ hy vọng. Chúng tôi hy vọng rằng có thể tiếp tục tìm kiếm đúng lúc, đúng trình tự", ông Plunkett nói. Trong khi đó, ông Loke nêu rõ: "Nếu Ocean Infinity có thể thuyết phục chúng tôi rằng công nghệ mới hiệu quả hơn, chúng tôi sẵn sàng khởi động lại cuộc tìm kiếm". Ảnh: AFP.
Tàu tìm kiếm Seabed Constructor rà soát đáy biển Ấn Độ Dương để tìm kiếm máy bay MH370 năm 2018. Chia sẻ về hoạt động tìm kiếm của chính phủ, anh Narendran cho biết anh hoan nghênh thiện chí của giới chức trách nhưng muốn họ hành động nhiều hơn nữa. "Tôi cảm thấy được khích lệ từ thiện chí của Ocean Infinity và Bộ trưởng Loke. Tuy nhiên, chính phủ cần phải thể hiện bằng cách cho người nhà nạn nhân và công chúng thấy những nỗ lực tìm kiếm các bằng chứng đáng tin cậy, cũng như cách mà chính phủ tiếp tục theo đuổi vấn đề này
", anh Narendran nói và cho biết thêm những bình luận của Bộ trưởng Loke "cho thấy Malaysia không đi đầu trong cuộc tìm kiếm". Ảnh: Getty.
Thiết bị tự hành dưới nước Bluefin-21 của Hải quân Mỹ tham gia vào quá trình tìm kiếm máy bay mất tích trên Ấn Độ Dương. "Trong quá trình này, chúng tôi đã bỏ lỡ cơ hội và từ bỏ nỗ lực tìm kiếm trở lại cho đến tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay, trong khi khu vực miền Nam Ấn Độ Dương có thể vẫn còn hy vọng", anh Narendran nói. Đồng thời, người nhà nạn nhân này cũng kêu gọi chính phủ Malaysia công bố thêm thông tin, bao gồm cả dữ liệu radar và vệ tinh. Ảnh: AFP.
Quân đội Australia tham gia tìm kiếm máy bay MH370. Năm 2018, Ocean Infinity đã thực hiện cuộc tìm kiếm theo thỏa thuận "không có kết quả, không trả tiền" với chính phủ Malaysia. Công ty ban đầu lên kế hoạch tìm kiếm một khu vực ưu tiên nhỏ, khoảng 25.000 km2, nhưng sau đó không có kết quả nên đã mở rộng tìm kiếm về phía bắc, cuối cùng bao phủ khu vực lên tới 112.000 km2 dưới đáy đại dương. Ảnh: Bộ Quốc phòng Australia.
Mảnh vỡ cánh máy bay được tìm thấy ở đảo Reunion, phía đông châu Phi năm 2015. Trước năm 2018, công ty ATSB cũng tiến hành cuộc tìm kiếm kéo dài ba năm, bắt đầu từ năm 2014, nhưng không thành công. Sau khi ngừng tìm kiếm, công ty này đưa ra báo cáo cuối cùng đề xuất "khu vực ưu tiên" tiếp theo. Mặc dù chưa tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào về nguyên nhân vụ mất tích MH370, giả thuyết chính hiện nay cho rằng máy bay rơi ở phía Nam Ấn Độ Dương, ngoài khơi bờ biển Tây Úc. Ảnh: AFP.
Thân nhân của những người mất tích trên chuyến bay MH370 trả lời phỏng vấn báo chí tại Kuala Lumpur rạng sáng 6/8/2015, sau khi biết tin mảnh vỡ được tìm thấy trên đảo Reuinion là của chiếc máy bay mất tích. Vào ngày xảy ra bi kịch, MH370 cất cánh từ Kuala Lumpur trên lịch trình kéo dài 6 giờ đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, 40 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay tắt máy tiếp sóng và chuyển hướng đi. Dù vậy, các nhà điều tra vẫn có thể theo dõi nó trên radar quân sự. Ảnh: Reuters
Người nhà nạn nhân đón nhận tin tìm thấy mảnh vỡ cánh máy bay MH370 năm 2015. Tín hiệu radar cho thấy MH370 ban đầu đi theo tuyến đường đông bắc đến Bắc Kinh, sau đó quay đầu và bay về phía tây nam, rồi quay lại, đi về hướng tây bắc, hướng về Ấn Độ. Tuy nhiên, sau đó, vùng phủ sóng radar bị mất dấu. Các điều tra viên đã tập trung tìm kiếm ở khu vực được cho là có tín hiệu cuối cùng của máy bay trước khi biến mất. Ảnh: Getty.
Thân nhân hành khách MH370 biểu tình phía trước đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2014. Giả thuyết về vụ mất tích được cả chính phủ Malaysia và Cục An toàn Giao thông Australia áp dụng cho đến nay là phi công đã bất tỉnh khiến máy bay bị lao xuống. Tuy nhiên, việc Ocean Infinity không tìm thấy máy bay vào năm 2018 khiến các chuyên gia khác khẳng định phi công lúc đó có thể vẫn tỉnh táo và có thể đã liệng máy bay sau khi hết nhiên liệu. Ảnh: Reuters
"Chủ quyền và nền độc lập của đất nước không phải là vấn đề có thể thương lương được", Tổng thống José Raúl Mulino lên tiếng sau tuyên bố "đòi lại" Kênh đào Panama của ông Trump.