Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp chống lại cái lạnh “cắt da cắt thịt” của miền Bắc. Ảnh: Thụy Trang. |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ ở các tỉnh phía Bắc trong vài ngày tới sẽ xuống thấp. Trời rét đậm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người. Vì vậy, biết cách giữa ấm và phòng chống rét là cần thiết để giúp bản thân và gia đình khỏe mạnh trong những ngày lạnh giá sắp tới.
“Đừng để bị lạnh”
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Calgary Herald, nhà thám hiểm từng đi khắp thế giới Sharon Wood đã tiết lộ nguyên tắc vàng của cô để giữ ấm ở những vùng có khí hậu mùa đông khắc nghiệt. Đó là “ngay từ đầu đừng để bị nhiễm lạnh”.
Nghe có vẻ hiển nhiên. Nhưng thực tế cho thấy cái lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể người, đặc biệt là khi bạn đến gần một hồ nước lạnh hay đổ mồ hôi trong chiếc áo bông dày cộp. Vì vậy, lời khuyên là hãy giữ cơ thể khô ráo bằng cách mặc quần áo nhiều lớp. Trong đó, áo trong cùng nên làm từ vải tổng hợp, thấm hút để hút độ ẩm ra khỏi da, theo tạp chí du lịch Backpacker.
Mặc quần áo nhiều lớp để giữ ấm phần thân trên. Ảnh: Thụy Trang. |
Giữ ấm phần thân
Nhiệt độ trung bình của con người là 37 độ C. Tình trạng hạ thân nhiệt sẽ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ. Vì thế, cách nhiệt thân mình là cách tốt nhất để giữ ấm cho những bộ phận khác của cơ thể như tứ chi.
Khi phần thân trên ấm, nó sẽ đưa máu đến các chi. Hiện tượng ngón tay, ngón chân và các chi khác bị cóng chính là một trong những hệ thống tự bảo vệ tự nhiên của cơ thể người. Nó ngừng truyền máu ra các bộ phận bên ngoài để bảo vệ các cơ quan quan trọng bên trong và não bộ. Vì vậy, việc giữ ấm thân mình được xem là cách hiệu quả nhất để giữ ấm tay và chân.
Uống nhiều nước
Cơ thể đủ nước là một yếu tố rất quan trọng để giữ ấm. Nước có khả năng giữ nhiệt tốt. Nói một cách đơn giản là bạn càng có nhiều nước trong cơ thể thì càng dễ giữ ấm. Không chỉ vậy, uống nhiều nước giúp tăng cường trao đổi chất. Đặc biệt khi uống nước lạnh, cơ thể phải đốt cháy thêm calo để làm ấm nước nên sẽ ấm hơn.
Ăn nhiều tinh bột và thật cay
Gạo lứt và các loại tinh bột (carbohydrate hoặc carb) phức hợp khác giúp bạn ấm lên vì chúng khó tiêu hóa hơn. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy sinh nhiệt - quá trình tế bào chuyển đổi năng lượng thành nhiệt - tăng lên sau bữa ăn giàu carb.
“Nếu bạn đang ăn những thực phẩm khó tiêu hóa cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể để để tiếp nhiên liệu cho quá trình trao đổi chất”, JohnEric Smith - trợ lý giáo sư tại Đại học bang Mississippi - cho biết.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chống lại cái lạnh mùa đông bằng cách ăn nhiều đồ cay, đặc biệt là ớt. Ăn cay sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất một cách tự nhiên, nhờ đó tăng tốc quá trình sinh nhiệt.
Ăn cay cũng là một cách để giữ ấm cơ thể. Ảnh: Unsplash. |
Một nghiên cứu năm 2008 của Hiệp hội Hóa sinh và Sinh học Phân tử Mỹ đã phát hiện ra những quả ớt không chỉ khiến bạn cảm thấy cay. Trên thực tế, hoạt chất hóa học capsaicin của chúng có thể trực tiếp tạo ra sinh nhiệt.
Uống cà phê thay vì rượu
Nhiều người lầm tưởng nhâm nhi một ly rượu có thể khiến họ cảm thấy ấm lên. Nhưng trên thực tế, nó lại đang làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn. Rượu làm các mạch máu giãn ra. Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người đỏ mặt sau khi say rượu.
Tuy nhiên, điều này sẽ lấn át một trong những cơ chế phòng vệ quan trọng của cơ thể khi trời lạnh: co mạch máu. Mặc dù cồn trong rượu khiến da có cảm giác ấm áp, nó sẽ làm bạn mất nhiệt và làm mát cơ thể.
Thay vào đó, nếu muốn uống một loại thức uống nào đó để sưởi ấm, bạn nên chọn cà phê. Caffeine đã được khoa học chứng minh là có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp làm ấm cơ thể từ bên trong.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.