Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 lý do F-35 định hình không chiến tương lai

Tính năng tàng hình ưu việt, hệ thống bảo trì tự động hay khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực là những cách mà F-35 đang định hình tác chiến tương lai.

Tiem kich tang hinh F-35 anh 1
Tính năng tàng hình ưu việt: Với thiết kế khí động học độc đáo, F-35 có thể vô hình trước radar đối phương. Ngoài ra, F-35 còn được trang bị tính năng giảm thiểu tối đa mức độ khí thải từ động cơ giúp nó lẩn trốn các hệ thống trinh sát ảnh nhiệt. Ảnh: Lockheed Martin

Tiem kich tang hinh F-35 anh 2
Bên cạnh đó, hệ thống nhắm mục tiêu quang - điện (EOTS) thế hệ mới được thiết kế làm tăng khả năng nhận dạng mục tiêu mà không ảnh hưởng đến tính năng tàng hình. Lockheed Martin đã tích hợp EOTS vào thân máy bay làm cho radar đối phương không thể phát hiện. Tuy nhiên, tính năng tàng hình của F-35 được cho là chưa đạt kỳ vọng. Ảnh: Lockheed Martin
Tiem kich tang hinh F-35 anh 3
Khả năng chia sẻ dữ liệu thời gian thực: Chia sẻ là quan tâm, trong sự kết nối của thế giới ngày nay, nó được xem là điều cần thiết khi nói đến thông tin trong chiến đấu. F-35 có khả năng chia sẻ những thông tin thu được từ cảm biến cho các máy bay xung quanh trong thời gian thực. Ảnh: Lockheed Martin
Tiem kich tang hinh F-35 anh 4
Ngoài ra, Lockheed Martin đang hợp tác với Northrop Grumman phát triển hệ thống liên kết dữ liệu đa chức năng tiên tiến (MADL) cho phép chia sẻ dữ liệu an toàn giữa F-35 với các chiến đấu cơ khác mà không lo ngại bị đối phương đánh chặn hay gây nhiễu thông tin. Ảnh: F35.com
Tiem kich tang hinh F-35 anh 5
Hệ thống bảo trì tự động: F-35 không chỉ được sản xuất cho quân đội Mỹ mà còn cho các đồng minh, do đó việc xây dựng hồ sơ bảo dưỡng và chia sẻ giữa các phi công là rất quan trọng. Nhà sản xuất trang bị cho F-35 hệ thống Thông tin Bảo trì tự động (ALIS) có khả năng phân tích một lượng lớn dữ liệu để phát hiện các bất thường đối với máy bay. Ảnh: Lockheed Martin
Tiem kich tang hinh F-35 anh 6
ALIS có khả năng cập nhật tình trạng máy bay trong suốt hành trình cho hệ thống bảo trì trên mặt đất, qua đó giúp phát hiện sớm các vấn đề, đẩy nhanh tốc độ bảo trì và phòng ngừa rủi ro. Ảnh: Ainonline
Tiem kich tang hinh F-35 anh 7
Mũ bảo hiểm tích hợp tiên tiến DAS: Hệ thống này cung cấp hình ảnh thời gian thực cho phi công từ 6 camera hồng ngoại gắn trên thân F-35. DAS giúp phi công nâng cao khả năng nhận thức tình huống, giảm khối lượng công việc, tăng hiệu suất chiến đấu. Ảnh: Lockheed Martin
Tiem kich tang hinh F-35 anh 8
3 phiên bản trong một thiết kế: F-35 được chế tạo với 3 phiên bản khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng biệt cho không quân, hải quân và thủy quân lục chiến. Về cơ bản, thiết kế khí động học của 3 phiên bản tương tự nhau, nhưng có vài khác biệt theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Lockheed Martin
Tiem kich tang hinh F-35 anh 9
F-35A được thiết kế cho Không quân Mỹ với khả năng không chiến và tấn công mặt đất ưu việt. Ảnh: Không quân Mỹ
Tiem kich tang hinh F-35 anh 10
F-35B được thiết kế cho Thủy quân lục chiến. Đây là phiên bản độc đáo nhất trong gia đình F-35. Máy bay có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng để hoạt động trên boong tàu đổ bộ tấn công. Ảnh: Arms Expo
Tiem kich tang hinh F-35 anh 11
F-35C dành cho Hải quân Mỹ. Máy bay được cải tiến một số vấn đề nhằm phù hợp với hoạt động trên tàu sân bay như cánh gập, móc đuôi. Ảnh: Defencenews

Mỹ đang chế tạo lại máy bay từng thảm bại tại Việt Nam

Nhà phân tích quân sự uy tín của Mỹ cho rằng, dự án tiêm kích tàng hình F-35 đang lặp lại sai lầm của máy bay F-105 từng thất bại ở chiến trường Việt Nam.

Dự án tiêm kích 400 tỷ USD của Mỹ đối mặt nguy cơ thất bại

Đặc tính kỹ chiến thuật kém, thường xuyên phát sinh lỗi, chậm tiến độ khiến chương trình máy bay chiến đấu F-35 trị giá 400 tỷ USD có thể trở thành dự án thất bại lịch sử của Mỹ.

Quốc Việt (Theo Business Insider)

Bạn có thể quan tâm