Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Bộ luật Hình sự gồm 3 phần với 26 chương và 426 điều, quy định về tội phạm và hình phạt. Đây là văn bản nhất thể hóa của hai văn bản luật gồm Bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2017. Cả hai luật đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Những điểm mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản thuộc phần những quy định chung của Bộ luật Hình sự 2015 để bảo đảm sự nhất quán trong chính sách xử lý; bảo đảm tính bao quát, toàn diện và phù hợp hơn với thực tiễn, theo đó đã sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến người chưa thành niên phạm tội; sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản thuộc phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự số 2015 theo đó đã sửa đổi, bổ sung mức định lượng trong các khung của một số điều Luật nhằm bảo đảm sự nội tiếp giữa các mức định lượng trong các khung, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm; sửa đổi, bổ sung yếu tố cấu thành của một số tội phạm để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, đồng thời bổ sung một tội danh mới - đó là tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian vừa qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là những người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội.
Luật Thi hành án hình sự
Luật Thi hành án hình sự được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.
Luật gồm 16 chương, 207 điều, quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ của người, pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp.
Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự là hai phạm trù của khoa học pháp luật hình sự, hai chế định này có mối liên hệ mật thiết hữu cơ với nhau, và đều là những vấn đề cơ bản, trọng tâm của khoa học luật hình sự.
Trách nhiệm hình sự chính là hình thức mà Nhà nước phản ứng trước hiện tượng tội phạm, bằng việc quy định hậu quả của việc thực hiện hành vi phạm tội, thông qua đó buộc một cá nhân, pháp nhân thương mại đã phạm tội phải gánh chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trong khi trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại, thì loại trừ trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với riêng đối tượng là cá nhân.
Trên cơ sở tổng kết những tri thức khoa học luật hình sự, thực tiễn áp dụng và kinh nghiệm lập pháp hình sự một số nước trên thế giới để lý giải, phân tích những vấn đề về nội dung của trách nhiệm hình sự cũng như việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với cá nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cuốn sách chuyên khảo do PGS.TS. Trịnh Tiến Việt, Phó chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn đã đưa ra xu hướng phát triển của pháp luật hình sự nước ta về hai chế định này và những kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định tương ứng đó trước yêu cầu mới theo hướng tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo, phân hóa trách nhiệm hình sự và yêu cầu kiểm soát, phòng ngừa tội phạm.
55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự
Một số vụ án hình sự xảy ra gần đây cho thấy, trong thực tiễn còn có những ý kiến đánh giá khác nhau, ngay cả giữa các luật sư trong việc xác định tội danh đối với chủ thể phạm tội, ví dụ giữa tội giết người và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội giết người và tội bức tử; tội bức tử và tội hành hạ người khác...
Thực tế, có những tội danh bằng nhau, tội danh nặng hơn và tội danh nhẹ hơn, trong đó có những cặp tội danh rất dễ nhầm lẫn. Đối với cán bộ làm công tác thực tiễn và hành nghề luật, việc xác định đúng tội danh cũng như xử lý đúng người, đúng pháp luật mang ý nghĩa rất quan trọng để vụ án hình sự được giải quyết khách quan, toàn diện.
Cuốn sách 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự (hiện hành) (Tái bản có sửa chữa, bổ sung) do PGS.TS. Trịnh Tiến Việt, Phó chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn (vừa được tái bản có sửa chữa, bổ sung) sẽ giúp độc giả tìm ra những điểm mấu chốt mang tính bản chất để phân biệt tội danh này với tội danh khác, xác định được các tội danh bằng nhau, tội danh nặng hơn và tội danh nhẹ hơn, đồng thời cung cấp phương pháp học - hiểu - nhớ tội danh.
Hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng
Cuốn sách gồm 3 chương, tập trung phân tích những vấn đề cơ bản như: Những vấn đề chung về hình phạt tiền trong luật hình sự; Quy định về hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự hiện hành; Thực tiễn áp dụng và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền ở nước ta hiện nay.
Qua đó, cung cấp nguồn tài liệu chuyên khảo cho việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng hình phạt tiền, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền trên thực tế.
Cuốn sách được xuất bản trong thời điểm này đáp ứng nhu cầu triển khai thi hành Bộ luật Hình sự hiện hành trước tình hình mới của đất nước và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc nhân đạo, chính sách phân hóa và công bằng trong Luật hình sự Việt Nam.
Căn cứ định tội người đàn ông bị tố hiếp dâm nữ du khách ở Hà Giang
Theo luật sư, bất chấp việc nạn nhân không tri hô khi bị cưỡng hiếp, hành vi của Mềnh vẫn đủ yếu tố cấu thành tội Hiếp dâm theo Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015.
Nghi phạm giết người ở Hải Phòng đã tự tử, vụ án giải quyết ra sao?
Theo luật sư, nếu nghi phạm đã chết, trách nhiệm hình sự sẽ không được đề cập. Tuy nhiên, người thừa kế của họ phải bồi thường cho gia đình nạn nhân.
Hai yếu tố pháp lý mấu chốt trong vụ mẹ đạp gãy xương đùi con
Theo luật sư, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người mẹ và mức độ thương tật của bé trai là 2 yếu tố mấu chốt quyết định hướng giải quyết tiếp theo của vụ việc.