Đường về miền Tây không còn lụy phà. Những chiếc cầu dây văng hoành tráng liên tục xây dựng những năm qua giúp kết nối giao thông, tạo nên nét đẹp, văn minh cho vùng đất này.
Cầu Rạch Miễu nằm trên tuyến quốc lộ 60, nối 2 tỉnh Tiền Giang - Bến Tre. Cầu nằm trên tuyến đường quan trọng trong phát triển kinh tế của hai tỉnh nói riêng, của các tỉnh phía đông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Sau trên 2.000 ngày thi công với tổng mức đầu tư dự án xấp xỉ 1.400 tỷ đồng, cầu Rạch Miễu được khánh thành vào ngày 19/1/2009.
Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã trao giấy xác lập Kỷ lục cho cầu Rạch Miễu là “Cây cầu dây văng đầu tiên do người Việt Nam thiết kế và thi công”.
Cầu Cần Thơ cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam (550 mét) và dài nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Nhờ chiếc cầu này, các loại phương tiện giao thông và hàng hóa dễ dàng lưu thông mà không phải chịu cảnh lụy phà.
Cầu Cần Thơ đang góp phần thông thương tuyến TP.HCM đi về thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả vùng ĐBSCL.
Cầu Mỹ Thuận hiện được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đề cử cho kỷ lục “Cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam”. Cầu nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, được khởi công tháng 7/1997, khánh thành năm 2000. Cầu dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m. Hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m.
Cầu Mỹ Thuận có điểm đặc biệt là có hai trụ tháp chính hình chữ H cao, được xây dựng với vốn đầu tư lên tới 90,86 triệu đôla Australia (tương đương 2.000 tỷ đồng vào thời điểm bấy giờ).
Cầu Cao Lãnh dài hơn 2 km bắc qua sông Tiền nối liền TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Cầu có dây văng có khẩu độ nhịp chính dài 350 mét, hai trụ tháp dây văng giữa sông tạo nên một kỷ lục mới trong công nghệ xây dựng cầu Việt Nam khi đường kính cọc khoan nhồi của trụ có độ lớn lên đến 2,5 m. Được khánh thành năm 2018, đây là chiếc cầu trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm ĐBSCL.
Cầu Vàm Cống vừa được thông xe ngày 19/5/2019, nằm ở ngã ba sông Hậu nối tỉnh Đồng Tháp với tỉnh An Giang. Đây là cầu dây văng lớn với chiều dài gần 3 km, chiều rộng quy mô 6 làn xe cơ giới, khẩu độ nhịp chính lên đến 450 m. Cọc khoan nhồi của cầu Vàm Cống đạt kỷ lục đường kính 2,5 m với độ khoan sâu lần đầu tiên xuất hiện ở ngành xây dựng cầu nước ta là 120 m.
Chủ tịch UBND Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho hay những cán bộ, người có điều kiện, có ôtô, thì gương mẫu trả lại chung cư để dành suất này cho người không có điều kiện thuê.