Hội thảo do Trung Tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID- thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Tại đây, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Havard lần đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu về “các tác động liên quan tới sức khỏe do gia tăng phát thải từ than” ở khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam.
Khả năng 25.000 người sẽ "chết yểu" mỗi năm
Ông Trần Đình Sính, Phó giám đốc GreenID cho biết: “Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu trường Đại học Harvard, số người chết yểu liên quan đến nhiệt điện than ở Việt Nam là 4.300 người mỗi năm (chủ yếu liên quan các vấn đề sức khỏe).
Nếu các dự án nhiệt điện than đang trong quy hoạch đều được đưa vào vận hành thì con số này sẽ có thể tăng lên đến 25.000 người chết yểu mỗi năm.
Theo tài liệu GreenID công bố, quá trình đốt than thải ra một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí có thể lan rộng trong phạm vi hàng trăm kilomet, bao gồm các hạt vật chất, lưu huỳnh dioxit (SO2), oxit nitơ (NOx), carbon dioxit (CO2), thủy ngân và thạch tín. |
Trong bối cảnh kinh tế đất nước ngày càng phát triển như hiện nay thì số người chết vì nhiệt điện than chắc chắn sẽ có xu hướng ngày càng tăng cao, chưa kể kèm theo đó là chị phí y tế khổng lồ do sự suy giảm về sức khỏe của người dân”.
Theo tài liệu GreenID công bố, quá trình đốt than thải ra một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí có thể lan rộng trong phạm vi hàng trăm kilomet, bao gồm các hạt vật chất, lưu huỳnh dioxit (SO2), oxit nitơ (NOx), carbon dioxit (CO2), thủy ngân và thạch tín.
Vi một số chất sẽ phản ứng trong khí quyển tạo thành ôzôn và các hạt vật chất có kích thước nhỏ hơn.
Việc tiếp xúc với các chất này sẽ phá hủy tim mạch, đường hô hấp và hệ thần kinh của con người, tăng nguy cơ ung thư phổi, đột quỵ, các bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp mãn tính và các bệnh hô hấp truyền nhiễm chết người.
Trẻ em, người già, phụ nữ có thai và người có vấn đề về sức khỏe là những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Ngoài ra, các khí sunfat và nitrat còn gây ra mưa axit, hủy hoại những dòng suối, những cánh rừng.
Đặc biệt, tài liệu khẳng định nhiệt điện than cũng đang tác động gây hại cho mùa màng và đất đai. Trong khi đó, hiện khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long đã có cả chục nhà máy nhiệt điện than đã và sẽ tiếp tục được xây dựng…
Không đủ than để phục vụ nhiệt điện
Báo cáo của GreenID lo ngại khi thế giới đang chuyển từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, nhưng Việt Nam lại đang có những bước đi trái chiều. Bởi Quy Hoạch Điện 7 đặt mục tiêu gia tăng tỷ trọng của nhiệt điện than lên hơn 50% vào năm 2030.
Theo số liệu được GreenID công bố, việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than sẽ thải ra một lượng tro khổng lồ gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, ước tính khoảng 14,8 triệu tấn mỗi năm từ năm 2020 và lên đến 29,1 triệu tấn mỗi năm từ 2030.
Ngoài ra, an ninh năng lượng của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc đặt trọng tâm quá lớn (hơn 1/2 cơ cấu nguồn điện) vào nhiệt điện đốt than.
Dự báo của các chuyên gia đưa ra cũng cho thấy than nội địa phục vụ cho việc phát điện sẽ không thể đáp ứng đủ trong thời gian tới và Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khối lượng than rất lớn (46,7 triệu tấn than năm 2020 và 2030 phải nhập 157 triệu tấn than mỗi năm).
Tuy nhiên việc nhập than với số lượng lớn theo hợp đồng dài hạn là một vấn đề không đơn giản, chưa kể tới sự phụ thuộc vào biến động giá trên thị trường.