Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4.000 người từng chết đi sống lại đã thấy gì khi cận kề tử thần?

Cuốn sách "Sự sống bất tử" là một gợi ý để chúng ta hiểu về đấng sáng tạo, cái chết và trải nghiệm cận tử; quan trọng hơn là bài học nhắc ta về cuộc sống, tình yêu thương.

Với y học, khi cận kề cái chết, con người rơi vào trạng thái vô thức hay thậm chí chết lâm sàng, mọi ký ức không còn hiện hữu. Tuy vậy, những ghi chép từ trải nghiệm cận tử của các nhân chứng khác nhau - những người từng ở ranh giới sống, chết - lại được kể lại một cách nhất quán, rành mạch, sáng tỏ.

Điều này đã thôi thúc tiến sĩ - bác sĩ Jeffrey Long không ngừng tìm hiểu về trải nghiệm này và thiết lập ra trung tâm Cơ sở Nghiên cứu Trải nghiệm Cận tử (Near Death Experience Research Foundation, NDERF). Sau hơn 15 năm nghiên cứu, với lời kể của hàng ngàn nhân chứng có tuổi tác, đức tin, văn hoá, giáo dục hay vị trí địa lý khác nhau, Tiến sĩ, bác sĩ Jeffrey Long đã phát hiện một mẫu số chung đáng kinh ngạc giữa các trải nghiệm.

Lieu co su song sau cai chet? anh 1
Sách Sự sống bất tử.

Cùng tác giả Paul Perry, Jeffrey Long ghi chép lại tiến trình và kết quả nghiên cứu của mình vào cuốn sách Sự sống bất tử (tên tiếng Anh là God and the Afterlife) như một tài liệu khoa học đáng tin cậy cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Bối cảnh nghiên cứu trải nghiệm cận tử của Jeffrey được ví như việc con người khám phá ra những miền đất chưa được biết đến trong suốt kỷ nguyên thám hiểm. “Khi các thuỷ thủ trở về từ chuyến hải trình dài đằng đẵng với đủ chuyện ly kỳ, các học giả sẽ thu thập lời kể từ nhiều nhà thám hiểm khác nhau, đối chiếu những điểm mâu thuẫn, rồi tổng hợp những mô tả tương đồng về địa lý, văn hoá, truyền thống, nghi lễ ở một vùng đất xa xôi nào đó" - Jeffrey Long nói về phương pháp nghiên cứu trong cuốn Sự sống bất tử.

Qua hơn 4.000 câu chuyện và các bảng khảo sát gửi tới từ những người đã trải qua trải nghiệm cận tử, bác sĩ Jeffrey Long đã xác định những điểm giống nhau trong lời thuật của các nhân chứng. Kết quả khảo sát những câu hỏi như niềm tin tôn giáo hay thực hành tâm linh, thay đổi về nhân sinh quan hay hệ giá trị cá nhân của những con người từng trải qua trải nghiệm cận tử cũng được thống kê và ghi nhận một cách khoa học.

Điều đặc biệt hơn cả trong cuốn sách này chính là phát hiện của bác sĩ Jeffrey Long về sự nhất quán trong lời kể của những nhân chứng cận tử. Để rồi qua trải nghiệm đó, cuộc đời của rất nhiều nhân chứng - những con người mấp mé cửa tử - lật sang một trang mới: giác ngộ ra rất nhiều trắc trở trong đời đến từ cố chấp của bản thân, quá khứ không còn quan trọng nữa mà thay vào đó là tình yêu thương.

Lieu co su song sau cai chet? anh 2
Tiến sĩ, bác sĩ Jeffrey Long.

Sự sống bất tử là cuốn sách giàu chiêm nghiệm, dựa trên góc nhìn hoàn toàn khoa học. Khi đã hiểu ra điều kỳ diệu của sự sống, tin rằng mỗi chúng ta rồi sẽ tìm được những cách riêng để sống trọn cuộc đời này.

Jeffrey Long là một tác giả và nhà nghiên cứu trải nghiệm cận tử tại Mỹ. Ngoài việc viết và nghiên cứu, ông còn là bác sĩ xạ trị ung thư tại bệnh viện ở Lousiana (Mỹ). Năm 1998, Jeffrey thành lập Cơ sở nghiên cứu trải nghiệm cận tử NDERF.

Paul Perry là một nhà báo và nhà sản xuất phim tài liệu. Ông là thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Gannett tại Đại học Oregon ở Mỹ và là Tổng biên tập của tạp chí American Health. Paul Perry từng được Hoàng gia Bồ Đào Nha phong tặng danh hiệu hiệp sĩ vì sự nghiệp viết và làm phim.

Sự sống sau cái chết

Qua việc hiến tạng, một người dù đã qua đời vẫn có thể cứu sống hàng trăm người khác, mệnh đoản sẽ thành mệnh trường.



Khánh Huyền

Bạn có thể quan tâm