Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

40 dự án đã đồng ý bán điện tái tạo, giá tạm cao nhất 908 đồng/kWh

Đến nay vẫn còn 32/85 dự án với tổng công suất 1.576 MW chưa gửi hồ sơ để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Ngày 27/5, Công ty Mua bán điện (trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện với 40/85 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo đề xuất giá tạm 50% khung giá trần.

Cùng ngày, EVN có văn bản trình Bộ Công Thương xem xét, thông qua đối với 40 chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề xuất giá tạm. Theo cơ quan quản lý, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát lên lưới điện.

Theo khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp được Bộ Công Thương ban hành đầu năm, mức giá trần (giá cao nhất) của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,9 đồng/kWh, điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh. Giá trần áp dụng cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh, điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Với đề xuất giá tạm 50% khung giá trần, mức giá mua điện cho 40 dự án điện tái tạo chuyển tiếp trên ước khoảng 592-908 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng).

Loại hìnhGiá trần khung giá (đồng/kWh)Giá mua tạm thời (đồng/kWh)
Điện mặt trời mặt đất1.184,9592,4
Điện mặt trời nổi1.508,27754,1
Điện gió đất liền1.587,12793,6
Điện gió trên biển1.815,95907,9

Đến thời điểm hiện tại, đã có 19 dự án (hoặc một phần dự án) tổng công suất 1.347 MW đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm và ký hợp đồng mua bán điện. Ngoài ra, có 16 dự án đã nối lưới, đã và đang tiến hành thử nghiệm; trong đó có 5 dự án tổng công suất 391 MW đã hoàn thành thử nghiệm, đang thực hiện các thủ tục để phát điện thương mại.

Có 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 26 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 32/85 dự án, với tổng công suất 1.576 MW chưa gửi hồ sơ cho EVNEPTC để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện.

Về những khó khăn, vướng mắc khi đàm phán giá cũng như huy động điện tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công Thương cho biết có nhiều chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng…

Theo đó, các dự án này chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3, nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.

Đối với các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp còn vướng mắc thủ tục pháp lý, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cũng như đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện công tác thẩm định thiết kế, thiết kế điều chỉnh (nếu có) và kiểm tra công tác nghiệm thu theo thẩm quyền.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Tiết kiệm điện là giải pháp quan trọng nhất

Dự báo sản lượng điện phụ tải có thể tăng lên mức 830 triệu kWh/ngày, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh tiết kiệm điện là giải pháp rất quan trọng.

Nghệ An yêu cầu cán bộ chỉ dùng thang máy từ tầng 4 trở lên

Để có đủ nguồn điện sử dụng cho nhu cầu thiết yếu, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm quy định về sử dụng điện.

Bộ Công Thương: Việt Nam nhập lượng điện rất nhỏ từ Lào và Trung Quốc

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Việt Nam mua điện từ Lào, Trung Quốc với sản lượng tương đối nhỏ và không phải thiếu mới nhập khẩu.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm