Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 trận thua để đời của hải quân mạnh nhất thế giới

Sử dụng tàu chiến đơn độc chống lại pháo đài ở Tripoli năm 1800 hay phân tán lực lượng dẫn đến bị Hải quân Nhật đánh bại năm 1942 là những thất bại khó quên của Hải quân Mỹ.

Thất trận tại Algeria
a

Tranh vẽ ghi lại cảnh tàu chiến Mỹ bị bao phủ bởi hỏa lực bắn ra từ pháo đài trên cảng Tripoli. Ảnh: USNI

Hải quân Mỹ phát triển mạnh mẽ trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đến những năm Thế chiến II, họ dần trở thành lực lượng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ từng hứng chịu nhiều thất bại không đáng có. Chúng trở thành những bài học trong lịch sử hình thành và phát triển của họ.

Theo National Interest, năm 1800, William Bainbridge, thuyền trưởng chiến hạm George Washington mang cống vật đến nộp cho Dey (danh hiệu của nhà lãnh đạo Đế chế Ottoman ở Algeria). Mục đích là hải quân Đế chế đảm bảo tự do cho các tàu buôn của Mỹ qua khu vực Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, vị thuyền trưởng cho rằng, việc làm này là nhục nhã nên quyết định chống cự. Ông đã phạm sai lầm lớn khi sử dụng chiến hạm để chống lại pháo đài tại cảng Tripoli. Những khẩu đại bác cỡ nòng lớn cùng dự trữ đạn dược dồi dào ở pháo đài khiến chiến hạm nhanh chóng bị đánh bại. Ông cùng toàn bộ thủy thủ đoàn bị giam 9 tháng ở Tripoli trước khi được giải cứu.

Trận đánh đảo Savo
a

Sai lầm về chiến thuật khiến Hải quân Mỹ tổn thất trong hải chiến đảo Savo. Ảnh: Ospreypublishing

Ngày 8/9/1942, chuẩn đô đốc Samuel Eliot Morison, chỉ huy lực lượng viễn chinh Mỹ tấn công đảo Savo thuộc quần đảo Solomon. Thủy quân lục chiến đã đổ bộ thành công lên nhóm đảo Guadalcanal và Tulagi. Mục đích của chiến dịch là đánh bật lực lượng Nhật Bản đang đồn trú trên đảo, cắt đứt tuyến không vận chiến lược của Nhật nối Bắc Mỹ với Australia.

Morison đã phạm sai lầm khi phân tán các tàu tuần dương và tàu khu trục thành 4 nhóm nhỏ để bảo vệ cho lực lượng đổ bộ. Hải quân Đế quốc Nhật Bản tận dụng đêm tối cắt vào giữa đội hình các nhóm nhỏ đánh chìm 4 tàu tuần dương, hai tàu khu trục hỏng nặng, 1.077 thủy thủ thiệt mạng.

Trận đánh đảo Savo được xem là một trong những thất bại tồi tệ nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ. Họ đã học được phương pháp sử dụng máy bay do thám để cảnh báo các cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai.

Phong tỏa sông Mississippi
a

Hải quân Mỹ ngày nay trở thành lực lượng số một thế giới sau bài học đắt giá khi xem nhẹ sức mạnh trên biển. Ảnh: US Navy

Những năm xảy cuộc Nội chiến Mỹ giai đoạn 1861 đến 1865, hải quân liên minh tiến hành chiến dịch phong tỏa các tuyến đường thủy nội địa nhằm cắt đứt tuyến vận tải của các bang ly khai. Chỉ huy liên minh tin rằng, việc kiểm soát các tuyến đường thủy nội địa, trong đó có sông Mississippi sẽ cô lập sức mạnh của hải quân miền Nam.

Tuy nhiên, hải quân liên minh đã phạm sai lầm vì phong tỏa nội địa không làm mất sức mạnh chiến đấu trên biển của miền Nam. Những tàu chiến của phe ly khai tấn công đội tàu buôn của liên minh trên biển gây thiệt hại hớn về tài sản. Bên cạnh đó, họ còn bắt cóc các tàu đánh cá và đòi tiền chuộc.

Việc xem nhẹ sức mạnh trên biển khiến liên minh chịu nhiều thiệt hại. Hải quân miền Nam đánh phá các tàu thương mại không làm thay đổi cục diện cuộc chiến nhưng gián tiếp gây cho liên minh nhiều khó khăn. Sau sai lầm chiến lược nghiêm trọng này, đô đốc Alfred Thayer Mahan đã phát triển học thuyết “quyền lực trên biển”. Ông cho rằng, một lực lượng hải quân lớn sẽ có tác động trên toàn thế giới.

Từ đó, Hải quân Mỹ bắt đầu mở rộng tầm ảnh hưởng trên biển. Đến nay, quan điểm của Mahan vẫn là phương châm trong học thuyết phát triển lực lượng của Hải quân Mỹ.

Hải chiến năm 1812
a

Tinh thần chiến đấu kém khiến Hải quân Mỹ tổn thất trong hải chiến năm 1812 với Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh vẽ: History

Những năm chiến tranh giữa Mỹ và Liên hiệp Anh, Quốc hội Mỹ đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi từ chối tài trợ kinh phí nhằm xây dựng đội tàu chiến mạnh để bảo vệ bờ biển. Các nhà lập pháp đã chọn phương án xây dựng lực lượng hải quân tối thiểu với chi phí thấp.

Bên cạnh việc không đầu tư cho đội tàu chiến, hải quân còn phạm sai lầm chiến thuật trầm trọng. Những thuyền trưởng chỉ huy tàu chiến với tinh thần chiến đấu kém nên dễ dàng bị Hải quân Anh đánh bại. Đơn cử là trường hợp James Barron, thuyền trưởng tàu USS Chesapeake đầu hàng tàu HMS Leopard chỉ sau một loạt đạn.

Hậu quả từ sai lầm này là Hải quân Anh phong tỏa hầu hết bờ biển Mỹ trong những năm chiến tranh. James Holmes, giáo sư tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận xét, dù thua về số lượng so với Hải quân Hoàng gia, nhưng nếu vận dụng chiến thuật hợp lý, Mỹ vẫn có thể ngăn chặn sự kiềm tỏa của Anh.

Bài học từ những sai lầm trong quá khứ giúp Hải quân Mỹ ngày càng mạnh hơn. Ngày nay, họ là lực lượng duy nhất trên thế giới sở hữu 10 nhóm tác chiến tàu sân bay với tầm ảnh hưởng toàn cầu.

 

Sức mạnh 'sát thủ lang thang' của không quân Mỹ MQ-1 Predator là máy bay không người lái vũ trang của quân đội Mỹ, thường xuyên đảm trách nhiệm vụ săn lùng các phần tử khủng bố ở những khu vực hẻo lánh.

Dàn tàu sân bay hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ

Với 10 tàu sân bay trong đó có 9 nhóm tác chiến đang hoạt động là minh chứng cho sức mạnh thống trị đại dương của Hải quân Mỹ.

 

8 vũ khí giúp Mỹ khẳng định vị thế siêu cường

Vũ khí laser trong không gian, máy bay không người lái có trí thông minh nhân tạo là 2 trong số những vũ khí tương lai giúp Mỹ củng cố vị thế cường quốc quân sự số một thế giới.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm