Vốn lao động, nguồn lực to lớn nhất của Việt Nam, cùng với sự tiếp cận rộng rãi với Internet đã góp phần gia tăng lợi ích của toàn cầu hóa, cùng với chi phí nhân công rẻ và chi phí điện toán di động thấp. Tuy nhiên, mô hình sản xuất và gia công phần mềm này đang đạt đến giới hạn của nó.
Để duy trì sự cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu các doanh nhân Việt Nam và các công ty cần phải tìm ra phương pháp mới để tạo và tăng giá trị, thúc đẩy chuỗi giá trị trong, ngoài nước.
Liệu điều này có xảy ra hay không chủ yếu dựa vào khả năng dự đoán, tầm nhìn và cam kết của lãnh đạo với cả lĩnh vực Nhà nước và tư nhân.
Số lượng thương vụ cấp vốn cho các startup Việt năm 2016. |
Giới trẻ tiếp cận với giáo dục quốc tế
Người trẻ đã có cơ hội tiếp cận với kinh nghiệm về giáo dục quốc tế và những xu hướng văn hoá mới nhất từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Hiện nay, có hơn 130.000 sinh viên Việt Nam đang học tại các trường đại học ở nước ngoài (chủ yếu là ở Nhật Bản và Australia) với tổng chi phí hơn 1 tỷ USD.
Những người Việt trẻ ấy rất sáng lạn, lạc quan về tương lai, tài năng, ham học hỏi, và tập trung vào việc cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Thế hệ thời nay có thể mở ra những tiềm năng về nguồn nhân lực ở Việt Nam, bởi họ hiểu các chuẩn mực của địa phương và quốc tế và sự chuyển đổi liên tục giữa chúng.
Khi đã quan sát cách nhìn của các quốc gia khác, các du học sinh sau khi tốt nghiệp rất hứng thú đến việc học hỏi thêm những kỹ thuật mới, những kinh nghiệm và kỹ năng mới nhất của người nước ngoài và họ rất thẳng thắn về những thách thức phía trước đối với Việt Nam ngày nay.
Thái độ của họ đối với những thách thức nan giải và tiềm ẩn là một trong những dấu hiệu tốt bởi lẽ không phải ai cũng bị ảnh hưởng tích cực bởi toàn cầu hoá.
Một quốc gia kỹ thuật
Với hơn 100.000 kỹ sư được đào tạo mỗi năm, Việt Nam rất có lợi thế cạnh tranh, được xếp vào top 10 quốc gia về số lượng kỹ sư.
Sẽ chẳng nghi ngờ gì khi một vài trong số những kỹ sư này sẽ thành lập các công ty riêng và trở nên thành công trên con đường kinh doanh là hoàn toàn.
Theo một bản tóm tắt chính sách năm 2015 của Viện Chính sách Tiến bộ (PPI), các kỹ sư chính là những người đang thúc đẩy nền kinh tế ứng dụng của Việt Nam. Bản tóm tắt cũng cho thấy rằng Việt Nam đang có "nền kinh tế ứng dụng hàng đầu ở Đông Nam Á (bao gồm các nước khác như Singapore, Indonesia, Malaysia, và Philippines).
Việt Nam được dự đoán là có cơ hội lớn cho sự bùng nổ của startup. Ảnh: TechinAsia. |
Với việc sáng tạo các ứng dụng, lợi thế này có thể giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế, qua đó giúp tăng tỷ lệ việc làm của quốc gia, phát triển các tài sản trí tuệ trong nước, mang lại giá trị cao hơn những dự án gia công.
Tuy vậy, vốn đầu tư còn khá khiêm tốn khiến quốc gia này trở thành một trung tâm sản xuất hơn là một trung tâm ứng dụng. Theo PPI, Việt Nam có thể đang trong "giai đoạn đầu của một chu kỳ lành mạnh", trong đó nhu cầu về các nhân viên kinh tế ứng dụng tăng cao dẫn đến việc ngày càng nhiều công nhân được đào tạo về phát triển ứng dụng.
Kinh tế phát triển nhanh
Theo báo cáo gần đây của PwC dự báo đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam sẽ là một trong ba nước có tiềm năng phát triển nhanh nhất về kinh tế (cùng với Ấn Độ và Bangladesh) vào khoảng từ năm 2017 đến năm 2050.
Đến năm 2030, Việt Nam dự kiến sẽ là nằm trong danh sách 30 nền kinh tế hàng đầu thế giới, có trị giá 1,3 nghìn tỷ USD, so với khoảng 595 tỷ USD hiện nay (dựa trên sức mua tương đương).
Hơn nữa, Việt Nam được xếp hạng 47 trong số 127 nền kinh tế (đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia), với Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII) đạt 38.3 điểm, do Đại học Cornell, INSEAD và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới công bố.
Việt Nam cũng có một số thành phố nằm trong danh sách những thành phố phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số 7,3 triệu vào năm 2015, là thành phố lớn thứ tư ở Đông Nam Á sau Manila, Jakarta và Bangkok. Và dân số dự đoán sẽ tăng lên 9,2 triệu vào năm 2025.
Theo Triển vọng Đô thị hóa Thế giới của Liên Hợp Quốc, Hà Nội dự kiến cũng tăng dân số từ 3,6 triệu năm 2015 lên 5 triệu người vào năm 2025. Các thành phố khác như Cần Thơ, Biên Hòa, Hải Phòng và Đà Nẵng sẽ tăng dân số gấp đôi đến năm 2025.
Sử dụng Internet và điện thoại thông minh tăng mạnh
Phạm vi sử dụng Internet và điện thoại thông minh ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Hãy xem qua một số thống kê sau:
Năm 2014, chỉ có 41% điện thoại di động được nhập khẩu vào Việt Nam, nhưng đến năm 2016, con số đó đã tăng lên 67%.
Hiện nay hơn 60% người dân Việt Nam đang sử dụng ứng dụng trực tuyến.
Đến năm 2015, Việt Nam sẽ có số lượng người dùng Internet cao nhất Đông Nam Á.
Khoảng một phần ba dân số dùng Internet trên điện thoại di động và con số này dự kiến tăng thêm trong tương lai.
Năm 2020, mạng 3G và 4G dự kiến sẽ được phủ sóng trên khoảng 95% các hộ gia đình trên cả nước.
Việc vốn đầu tư liên tục được rót vào lĩnh vực mạng viễn thông - dự kiến sẽ có trị giá hơn 10 tỷ USD vào năm 2022 - sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy truyền thông, thương mại và hợp tác giữa Việt Nam, với vùng khu vực và toàn cầu.
***
Trong tương lai, đổi mới công nghệ cũng như các mô hình kinh doanh mới - với trọng tâm là tính minh bạch, ví dụ như chuỗi khối (blockchain), sẽ thúc đẩy bước nhảy vọt của nền kinh tế Việt Nam, nhất là khi người ta đang tiếp tục đổ xô đến các trung tâm đô thị.
Đặc biệt, các công ty fintech có khả năng cho phép những người tiêu dùng có thu nhập rất thấp hay không có tiền gửi trong ngân hàng tham gia vào nền kinh tế chính thức của Việt Nam. Việc tập trung vào vấn đề tài chính, kết hợp với cải cách hệ thống và đầu tư cho giáo dục, đổi mới và áp dụng phù hợp, có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vượt xa những dự báo tốt nhất hiện nay.