Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

300 báu vật tiêu biểu nhất của ngành khảo cổ Việt Nam

300 báu vật là những phát hiện quan trọng nhất trong hơn một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam qua 3 giai đoạn, tính từ thời tiền sử.

Giám đốc bảo tàng Lịch sử: Các hiện vật đều đặc biệt Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cho rằng các hiện vật ở đây đều đặc biệt và các nhóm hiện vật đều là đại diện tiêu biểu cho một thời kỳ lịch sử.
300 bau vat khao co hoc anh 1
Sáng 12/4, lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Báu vật Khảo cổ học Việt Nam” diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội). Đây là sự tiếp nối thành công của cuộc trưng bày tại Đức (từ 2016 đến tháng 2/2018).
300 bau vat khao co hoc anh 2
Tiến sĩ Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng Đại sứ Phạm Sanh Châu đến dự, cắt băng khánh thành, đi tham quan các báu vật khảo cổ học.
300 bau vat khao co hoc anh 3
300 báu vật khảo cổ học là các hiện vật tiêu biểu từ thời tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Trong ảnh là các mũi tên đồng được khai quật tại Cổ Loa. Hàng vạn mũi tên đồng cùng hàng trăm khuôn đúc được tìm thấy là bằng chứng giúp làm sáng tỏ huyền thoại lịch sử Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
300 bau vat khao co hoc anh 4
Ngôi mộ nguyên vẹn nhất trong 8 ngôi mộ được phát hiện ở Châu Can (Phú Xuyên, Hà Nội) là hiện vật tiêu biểu cho cư dân thời kỳ văn hoá Đông Sơn (cách đây 2.300 năm). Quan tài được làm bằng cây gỗ bổ đôi, phần dưới làm thân, phần trên làm nắp.
300 bau vat khao co hoc anh 5
Một chiếc rìu gót vuông được làm bằng đồng của thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ 2.000-2.500 năm trước). Chiếc rìu vừa được sử dụng làm công cụ lao động, vừa làm vũ khí được phát hiện năm 2007.
300 bau vat khao co hoc anh 6
Chậu tiền Ngũ thù có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ III là minh chứng cho bước tiến quan trọng của nền kinh tế - xã hội đương thời. 
300 bau vat khao co hoc anh 7
Cuộc trưng bày cũng giới thiệu các hiện vật của văn hoá Chăm Pa như đầu tượng thần Shiva (Thế kỷ 9). Theo quan niệm của người Chăm, thần Shiva là thần huỷ diệt và sáng tạo. Tượng thần có 3 mắt, trong đó con mắt thứ 3 ở giữa trán (nhãn huệ) có thể nhìn xuyên suốt để huỷ diệt. Nó thể hiện quy luật của tạo hoá, huỷ diệt những điều xấu xa để tái tạo những cái mới, tốt đẹp hơn.
300 bau vat khao co hoc anh 8
Tượng đất nung Gajasimha được phát hiện tại Mỹ Sơn (Quảng Nam) có niên đại thế kỷ XII. Trong Ấn Độ giáo, Gajasimha là vật cưỡi của thần Shiva. Đầu voi tượng trưng cho sự thông minh của thần linh, mình sư tử tượng trưng cho sự dũng mãnh và uy quyền của nhà vua.
300 bau vat khao co hoc anh 9
Tượng sư tử được khai quật tại Tháp Mẫm, Bình Định. Sư tử là hình tượng phổ biến trong điêu khắc Champa, là biểu tượng của vương quyền, quý tộc và sức mạnh. Sư tử Champa thường được tạo hình vạm vỡ, có kích thước lớn và thường được gắn ở chân tháp.
300 bau vat khao co hoc anh 10
Một chiếc đầu phượng bằng đất nung còn khá nguyên vẹn được phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là vật liệu trang trí kiến trúc gắn trên đầu nóc mái cung điện thời Lý - Trần.
300 bau vat khao co hoc anh 11
Cuộc trưng bày Báu vật Khảo cổ học Việt Nam cũng giới thiệu những hiện vật tiêu biểu phát hiện được từ tàu cổ đắm ở Cù Lao Chàm. Đây là những đồ gốm hoa lam và nhiều màu, dát vàng kim thời Lê sơ, thế kỷ XV.
300 bau vat khao co hoc anh 12
Tượng nghê bằng đồng của thế kỷ 16. Nghê là một linh vật xuất hiện nhiều trong các không gian thờ tự, được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt.
300 bau vat khao co hoc anh 13
Sau khi khai mạc, 300 báu vật khảo cổ đã thu hút hàng trăm khách tham quan. Dự kiến, cuộc trưng bày sẽ kéo dài đến hết tháng 7/2018.

Việt Hùng

Bạn có thể quan tâm