Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

25.000 tỷ chỉ cứu được doanh nghiệp đang 'sống'

Hàng loạt DN đang đứng trước bờ vực phá sản mà nguyên nhân chủ yếu là họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng ấy, lãnh đạo TP HCM đã đề xuất những kiến nghị, các giải pháp “cứu sống” DN.

25.000 tỷ chỉ cứu được doanh nghiệp đang 'sống'

Hàng loạt DN đang đứng trước bờ vực phá sản mà nguyên nhân chủ yếu là họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng ấy, lãnh đạo TP HCM đã đề xuất những kiến nghị, các giải pháp “cứu sống” DN.

>> Giúp doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ 10 ngàn tỷ đồng
>> Hàng ngàn doanh nghiệp nợ bảo hiểm

 

Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, sau quá trình khảo sát và đánh giá chính xác tình trạng khó khăn của doanh nghiệp (DN) trong những tháng đầu năm, cơ quan này đã hoàn tất một gói giải pháp tổng thể về chính sách thuế để "gỡ" khó cho DN. Ước tính, số tiền của cả gói giải pháp này lên tới 25.000 tỷ đồng.

Đề xuất của Bộ Tài chính bao gồm giảm 30% thuế thu nhập DN (TNDN) năm 2012 đối với các DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, dệt may, da giày... Đồng thời, gia hạn thuế VAT quý II/2012 cho DN thêm 6 tháng. Bộ cũng đề xuất giảm 50% tiền thuê đất đối với DN kinh doanh lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại. Gia hạn thuế TNDN tối đa 2 tháng cho các DN khó khăn về tài chính. Đối với hộ kinh doanh nhà trọ khu công nghiệp thì được miễn thuế VAT.

Bộ Tài chính tính toán, việc áp dụng đồng bộ các chính sách nêu trên có thể làm giảm nguồn thu ngân sách 2012 khoảng 25.000 tỷ đồng.

Tỏ ý hoan nghênh những nỗ lực giải cứu DN của cơ quan điều hành, quản lý, song theo TS. Vũ Đình Ánh, hiện tình trạng sức khỏe của DN đã "kiệt quệ" lắm rồi, việc giảm, giãn thuế sẽ chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ của vấn đề. Để giải cứu DN trước hết là phải giúp DN giải phóng lượng hàng tồn kho đang dồn ứ bằng cách kích thích tiêu dùng xã hội. Với công cụ trong tay, Nhà nước sẽ có hai hướng giải quyết để hỗ trợ DN, một là dùng tới chính sách tiền tệ (cơ cấu lại nợ giúp DN tiếp cận vốn dễ hơn). Cách thứ hai là dùng tới chính sách tài khóa.

Riêng với đặc thù Việt Nam hiện tại, khối lượng hàng tồn kho của DN đang quá lớn thì có thể tính tới khả năng Nhà nước hỗ trợ về giá cho DN. Đầu vào của DN gồm rất nhiều thứ như điện, xăng dầu, chi phí dịch vụ... chứ không chỉ có mỗi vốn. Giải quyết được đầu ra cho DN – hỗ trợ giá để DN giảm đầu ra mới kích thích được tiêu dùng, tăng sức mua của người dân, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

"Mấu chốt hiện tại là sức mua ì ạch, cầu thấp và giá quá cao nên lượng tiêu thụ hàng của DN giảm mạnh. Phải tính tới cách "kích" hai phần này lên. Không thể bắt DN giảm giá bán hàng hóa, nhưng phải tạo điều kiện để DN có thể giảm giá bán hàng hóa xuống. Thay vì giãn hoãn thuế TNDN thì có thể tính tới chuyện giãn lộ trình tăng giá điện, xăng dầu cho DN. Nếu giãn lộ trình tăng giá thì không chỉ tác động đến đầu vào mà còn tác động tới đầu ra của DN, người tiêu dùng thay vì phải mua hàng với giá cao thì nay sẽ mua với giá rẻ hơn, như thế kích thích được tiêu dùng trong dân cư, giải quyết hàng tồn kho cho DN"- ông Ánh nói.

Trong phương thức hỗ trợ giá cho DN thì giảm thuế VAT cũng là một giải pháp cần tính tới. Trong lúc khó khăn hiện nay, người dân thắt chặt mọi chi tiêu, họ sẽ chẳng dại gì đi mua hàng giá cao. Về lý thuyết, giảm thuế VAT DN không có lợi, nhưng nếu giảm được phần thuế này (10%) thì giá cả hàng hóa sẽ giảm, kích thích người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn.

Còn TS. Lê Đăng Doanh tỏ ra hoài nghi khi bàn về tính hiệu quả của gói chính sách thuế trị giá 25.000 tỷ đồng để cứu DN. Theo ông Doanh, nghe 25.000 tỷ đồng thì có vẻ nhiều, nhưng chỉ có tác dụng với những DN vẫn đang "sống", có doanh thu lợi nhuận mới có tiền đóng thuế, chứ với những DN đã "kiệt sức" thì lấy đâu ra tiền mà đóng thuế, huống hồ nói tới chuyện giảm thuế cho họ. "Chúng ta đang ở trong tình cảnh, DN đã "chết" và "chết lâm sàng" nhiều hơn là DN "sống", vì thế có giãn hay hoãn đóng thuế cũng không tháo gỡ được khó khăn cho DN lúc này" – ông Doanh thẳng thắn.

Vì thế, vị chuyên gia này cho rằng, phải mở thêm một "cánh cửa" khác để cứu DN. Cụ thể, Nhà nước nên nghiên cứu thành lập một quỹ hỗ trợ DN dưới dạng Quỹ bảo lãnh tín dụng DN, hỗ trợ vay giá rẻ với các DN nào có thị trường, có chiến lược kinh doanh, bạn hàng...

Quy mô của quỹ này có thể không cần lớn, chỉ cần vài trăm tỷ đồng và lấy từ nguồn vay của NH thế giới hay NH Phát triển châu Á (ADB), tuy ít nhưng "liệu cơm gắp mắm" sẽ ít nhiều giúp được DN, và như thế sẽ thiết thực hơn.

Theo Infonet

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm