Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

25 năm nạn diệt chủng kinh hoàng Rwanda - 100 ngày, 1 triệu người chết

Chỉ trong vòng 100 ngày từ 7/4 đến giữa tháng 7/1994, 800.000 người Tutsi và 200.000 người Hutu ôn hòa đã bị giết dã man trong thảm họa diệt chủng thảm khốc bậc nhất lịch sử.

Tham sat Rwanda anh 1
Mọi chuyện bắt đầu khi chiếc máy bay chở Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana, một người Hutu, bị bắn hạ bởi rocket vào ngày 6/4/1994, khiến toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 2
Những người Hutu cực đoan đổ lỗi cho nhóm nổi dậy người Tutsi có tên Mặt trận Yêu nước Rwanda (RPF), và bắt đầu tổ chức giết hại một cách có hệ thống người Tutsi. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 3
Liên Hợp Quốc mặc dù có 2.500 lính gìn giữ hòa bình ở Rwanda, nhưng đã không có hành vi can thiệp sớm nào để ngăn chặn tình hình. Điều hành các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc lúc đó chính là ông Kofi Annan, tổng thư ký LHQ sau này. Ông Annan từng chia sẻ: "Tất cả chúng tôi đều hối hận vì đã không làm nhiều hơn để ngăn chặn điều đó". Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 4
Các ngư dân Uganda thu thập những xác chết được sông Akagera (bắt nguồn từ Rwanda) đưa tới hồ Victoria. Tổng cộng 1/10 dân số Rwanda đã chết sau cuộc thảm sát 100 ngày. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 5
Một bé gái Rwanda bên cạnh ngôi mộ tập thể của những nạn nhân vụ diệt chủng sau khi sự kiện này kết thúc. Ảnh chụp ngày 20/7/1994. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 6
Dòng người tị nạn Rwanda tràn qua biên giới với Tanzania để chạy trốn cuộc nội chiến. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 7
Xe tăng của binh lính Hutu cũng trên đường chạy trốn khỏi Rwanda sau khi lực lượng RPF chiếm được thủ đô Kigali. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 8
Người Tutsi phải ngủ dưới đất tại một trại tị nạn phía nam Rwanda. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 9
Những đứa bé mồ côi sau khi cha mẹ bị giết hại còn nhà trẻ bị phá hủy bởi cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ Rwanda và binh lính RPF. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 10
Binh lính RPF cầm trên tay một cái chày có đinh ở đầu, bị bỏ lại tại một trạm gác gần thủ đô Kigali sau khi quân đội chính phủ mất kiểm soát tình hình. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 11
Các lính gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (người Tunisa) mang một người bị thương từ khu vực do phe chính phủ kiểm soát sang khu vực do RPF kiểm soát. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 12
Binh lính Bỉ quan sát tình hình tại thủ đô Kigali, 6 ngày sau khi bạo lực bùng phát. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 13
Một binh sĩ quân đội CHDC Congo (khi đó là Zaire) xem xét số vũ khí bỏ lại bởi quân đội chính phủ Rwanda. Những người Hutu trong đó có quân đội chính phủ Rwanda được phép tiến vào Congo nếu bỏ lại vũ khí. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 14
Mặc dù bạo lực đã chấm dứt vào giữa tháng 7, khủng hoảng nhân đạo tiếp tục kéo dài sau đó vì tình trạng đông đúc ở các trại tị nạn phía biên giới khiến cho dịch tả bùng phát. Trong ảnh là người cha mang thi thể con mình đi thiêu hủy sau khi đứa bé chết vì dịch tả. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 15
Hơn 2 năm sau, vào tháng 11/1996, những người Hutu mới dám trở lại quê hương từ các trại tị nạn ở Congo. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 16
Bức ảnh các nạn nhân của vụ diệt chủng tại khu tưởng niệm Gisozi tại thủ đô Kigali trong lễ kỷ niệm năm 2004. Ảnh: Reuters.
Tham sat Rwanda anh 17
Sáng 7/4 tại thủ đô Kigali, Rwanda, đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 25 năm chấm dứt thảm họa diệt chủng năm 1994. Từ trái qua: Chủ tịch Liên minh châu Phi Moussa Faki Mahamat, Tổng thống Rwanda Paul Kagame và phu nhân (chính ông Kagame là người lãnh đạo RPF lật đổ quân đội chính phủ năm 1994) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker. Ảnh: AP.
Tham sat Rwanda anh 18
Sự kiện cũng có sự góp mặt của Thủ tướng Bỉ Charles Michel (giữa), với tư cách là người đại diện cho quốc gia từng đô hộ Rwanda trước đây. Ảnh: AP.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm