Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cảnh báo nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc. |
Cụ thể, Lào Cai 6 người, Quảng Ninh 5 người (gồm 1 chiến sỹ thuộc Lữ đoàn 513, Quân khu 3), Hải Phòng 2 người, Hải Dương 1 người, Hà Nội 1 người, Hoà Bình 4 người, Yên Bái 1 người, Lạng Sơn 1 người).
Mưa lũ cũng khiến 229 người bị thường (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 40, Hải Dương 05, Hà Nội 4, Bắc Giang 4, Lạng Sơn 4, Lào Cai 9, Cao Bằng 1, Phú Thọ 2, Hoà Bình 1, Thanh Hoá 2). Ngoài ra, có 3 người mất tích.
Ngoài ra, gần 7.400 ngôi nhà ở bị hư hỏng; 5 đoạn đường dây 500KV, 31 đường dây 220kV, 97 đường dây 110kV bị sự cố và nhiều cột điện hạ thế bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,… Có 25 tàu thuyền bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh;
Gần 98.000 ha lúa, hơn 11.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại và gần 7.000 ha cây ăn quả bị hư hại, 1.100 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).
“Chính quyền khuyến cáo người dân không lưu thông trên đường khi bão đổ bộ nhưng vẫn có tình trạng người dân lưu thông dẫn đến thiệt hại đáng tiếc do cây đổ. Một số địa phương thực hiện nghiêm túc việc cắt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, công sở, kho tàng, biển báo, biển quảng cáo,.. dẫn đến bị tốc mái, gẫy đổ rất nhiều”, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho hay.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.