Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 18h ngày 8/9, bão số 3 và mưa lũ sau bão khiến 21 người chết.
Cụ thể: Lào Cai 6, Quảng Ninh 5 (trong đó 1 chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 513, Quân khu 3), Hải Phòng 2, Hải Dương 1, Hà Nội 1, Hòa Bình 4, Yên Bái 1, Lạng Sơn 1).
Cơ quan chức năng ghi nhận 3 người mất tích và 229 người bị thương.
Bão số 3 và mưa lũ sau bão làm 8.017 nhà ở bị hư hỏng; 25 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh.
Nước sông Thương chảy qua địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn dâng cao. Ảnh: TTXVN. |
Về điện lưới, thông tin, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho hay, 5 đoạn đường dây 500KV, 31 đường dây 220kV, 97 đường dây 110kV bị sự cố; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng…
Về nông nghiệp: 109.382 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc...); 17.921 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương...); 6.902 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên...).
Về thủy sản, trên 1.100 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi chủ yếu ở Quảng Ninh.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sau khi đi sâu vào đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Cơ quan khí tượng cũng đưa ra cảnh báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa từ sáng 8/9 đến sáng 9/9, có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 100mm; riêng khu vực vùng núi có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm.
Phía Tây Bắc Bộ từ sáng 8/9 đến sáng 9/9, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, cục bộ có nơi trên 350 mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.