Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

23 khẩu đại pháo lớn nhất Đông Dương ở Vũng Tàu

Trên các đỉnh núi ở Vũng Tàu, người Pháp lập trận địa với hàng chục khẩu đại pháo. Những cỗ máy chiến tranh xây dựng cuối thế kỷ XIX lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ.

Theo tài liệu, năm 1895, sau khi chiếm Nam Bộ (Việt Nam), thực dân Pháp đã xây dựng trận địa pháo, phát triển tuyến phòng thủ bờ biển lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ trên các ngọn núi tại Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Người Pháp hoàn thành tuyến phòng thủ này vào năm 1905 với 23 khẩu đại pháo chia thành trận địa núi Tao Phùng (còn gọi là Núi Nhỏ), Núi Lớn và Cầu Đá (TP Vũng Tàu). 

Trận địa Núi Lớn gồm 6 khẩu pháo được xây dựng ở độ cao 100 m so với mực nước biển. Pháo được đặt trên bệ kiên cố, các khẩu được bố trí theo hình vòng cung, cách nhau 17,5 m. Nòng pháo có thể nâng cao, hạ thấp theo mục tiêu và quay được 360 độ.

Đại pháo tại các trận địa có kích cỡ khác nhau, nhưng hệ thống nòng đều có thiết kế rãnh xoáy. Dưới mỗi cỗ pháo là hệ thống giao thông hào nối liền nhau. 

Khẩu pháo khổng lồ với nòng dài gần 6 m, bắn loại đạn 240 mm... trên núi Tao Phùng.
Trải qua 110 năm, những khẩu pháo bị người dân tháo nhiều bộ phận để lấy kim loại. 
Một bệ pháo trên núi Tao Phùng bị xé toạc bởi sức công phá của thuốc nổ trong những năm chiến tranh.  
Ở cuối thế kỷ XIX, trận địa pháo này là hệ thống phòng thủ quân sự lớn nhất Đông Dương và bất khả xâm phạm. 
Một khẩu pháo được đặt tại Núi Lớn hướng ra biển. Một thế kỷ trôi qua, pháo vẫn không hề bị hoen rỉ. 

Trận địa Cầu Đá gồm 4 khẩu pháo, được bố trí theo hình cánh cung hướng ra biển Bãi Trước.

Từ năm 1993 đến năm 1994, trận địa pháo tại núi Tao Phùng và Cầu Đá được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngày nay, những cỗ máy chiến tranh một thời đã được đưa vào phục vụ du lịch.

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm