Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2018 - năm của thương mại điện tử Đông Nam Á

Năm nay chứng kiến sự bùng nổ trong nền kinh tế Internet cũng như ngành công nghiệp thương mại điện tử tại Đông Nam Á với những con số ấn tượng.

Nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á đang trên đà đạt 240 tỷ USD vào năm 2025, cao hơn 40 tỷ USD so với ước tính trước đó. Số liệu trên được lấy từ báo cáo kinh tế khu vực này của Google và của Temasek, công ty quản lý đầu tư và tài sản chính phủ Singapore.

Báo cáo cho biết nền kinh tế Internet ở đây đã có bước ngoặt trong năm 2018, nhờ vào số lượng người dùng Internet trên điện thoại di động nhiều nhất thế giới. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp thương mại điện tử, truyền thông online, du lịch trực tuyến hay dịch vụ xe chung cũng tăng trưởng với tốc độ chưa từng thấy.

Do đó, nền kinh tế Internet trong khu vực sẽ chạm mốc 72 tỷ USD trong năm nay, hơn gấp đôi kể từ năm 2015. Không những thế, Đông Nam Á ngày càng thu hút thêm giới đầu tư khi các start-up được rót vào 9,1 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, gần bằng tổng 2017.

2018 cũng là năm đầu tiên mà trang thương mại điện tử Lazada, vốn đã được gã khổng lồ Alibaba mua lại vào tháng 3, đem đến sự mua sắm cuồng nhiệt trong Ngày Độc Thân (11/11) đến 6 quốc gia Đông Nam Á nơi nó hoạt động: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Thống kê của Lazada cho thấy có khoảng 20 triệu người dùng trong khu vực shopping trên hệ thống này vào hôm 11/11 vừa qua. Các thương hiệu được ưa chuộng nhất gồm: mỹ phẩm Maybelline, L’Oreal, sữa bột trẻ em Enfa, và điện thoại thông minh RealMe.

Trong một tuyên bố, Alibaba cho biết khoản đầu tư vào Lazada khẳng định niềm tin vào triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á, thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng toàn cầu.

“Với dân số trẻ, lượng sử dụng di động cao và chỉ 3% doanh số bán lẻ trên toàn khu vực được thanh toán trực tuyến, chúng tôi tự tin có thể tăng gấp đôi số đó ở Đông Nam Á”, CEO Lazada, Lucy Peng phát biểu.

Thuong mai dien tu anh 1
Dân số trẻ và lượng truy cập Internet qua di động cao là thế mạnh của Đông Nam Á. Ảnh: Berita. 

Những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến hầu hết mọi quốc gia trên khu vực. Thêm vào đó, tỷ lệ áp dụng nền tảng thương mại điện tử tại đây còn tương đối thấp. Vì thế, tồn tại nhiều cơ hội để phát triển khi vượt qua được những thách thức về thanh toán kỹ thuật số hay những vấn đề hậu cần.

Chính phủ các nước đã và đang cố gắng mở ra một kỷ nguyên mới cho thương mại. Chẳng hạn như Malaysia, nơi chính phủ nhắm đến tăng cường mua sắm trực tuyến. Hay Thái Lan, chính phủ quốc gia này có sáng kiến kỹ thuật số nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đã ra mắt dịch vụ chuyển tiền mang tên PromptPay. 2016, Việt Nam đã lên kế hoạch phát triển thương mại điện tử trong vòng 4 năm.

Thuong mai dien tu anh 2
Sử dụng PromptPay tại Thái Lan. Ảnh: Marketeer.

Cũng nhờ người tiêu dùng trẻ tuổi cũng như sự hỗ trợ từ các thiết bị di động, kinh doanh online khu vực này đang phát triển mạnh, theo báo cáo từ Financial Times. Đối với hậu cần, trở ngại lớn nhất đến từ điều kiện đường sá và giao thông ngổn ngang.

Người tiêu dùng ở Singapore có thể chọn mua ở Lazada, Amazon hay Qoo10. Công ty phân tích thị trường kỹ thuật số SimilarWeb cho biết Qoo10 là trang bán lẻ được ưa chuộng nhất ở đảo quốc sư tử với trung bình 3,5 triệu lượt ghé thăm mỗi tháng.

Mặt khác, thương mại điện tử ít phát triển hơn ở các quốc gia có giá điện đắt đỏ như Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei và Đông Timor.

Tuy nhiên, các báo cáo cũng ghi nhận thương mại trên nền tảng di động đang bắt đầu nở rộ tại Campuchia, nơi phần lớn người tiêu dùng có độ tuổi trung bình dưới 35. Điều tương tự cũng diễn ra ở Myanmar khi 40 triệu người dùng đang sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán trực tuyến.


Vì sao VFF không bán vé qua trung gian?

VFF là liên đoàn duy nhất trong số 4 nước lọt vào vòng bán kết AFF Cup 2018 trực tiếp xây dựng hệ thống bán vé. Nếu bán qua trung gian, doanh thu bị chia sẻ từ 5 đến 10%.



Minh Đức

Theo Adweek

Bạn có thể quan tâm