Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2013 - năm khủng hoảng toàn cầu

Hỗn loạn ở Brazil, bất ổn ở Trung Quốc đều tiểm ẩn nguy cơ khiến thế giới lao đao. Vấn đề hạt nhân Triều Tiên khiến thế giới thêm phần quan ngại về một năm 2013 đầy dông bão.

2013 - năm khủng hoảng toàn cầu

Hỗn loạn ở Brazil, bất ổn ở Trung Quốc đều tiểm ẩn nguy cơ khiến thế giới lao đao. Vấn đề hạt nhân Triều Tiên khiến thế giới thêm phần quan ngại về một năm 2013 đầy dông bão.

Thời kì đại khủng hoảng bắt đầu từ những tháng mùa hè 2012 khắc nghiệt trên toàn thế giới. Gần 80% lục địa Hoa Kỳ phải trải qua những trận hạn hán khốc liệt. Không khá hơn là tình trạng của Nga và Australia với những tháng hè nắng cháy. Hạn hán kéo theo những cánh đồng chết khô và mất trắng. Sản lượng ngô dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995. Kèm với đó là tình trạng tăng giá lương thực bao gồm ngô và lúa mì lên 25%, giá đậu tương lên 17% chỉ trong tháng 7.

Thế giới sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới.

Việc tăng giá các mặt hàng trên sẽ kéo theo giá ngũ cốc tăng cao. Đối với người tiêu dùng ở các nước đang phát triển, giá lương thực tăng cao là gánh nặng trong khi chúng sẽ khiến hàng ngàn người chết đói ở những quốc gia chậm phát triển. Những số liệu thu thập năm 2007-2008 cho thấy, giá ngũ cốc phi mã gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới hơn 30 quốc gia đang phát triển trên khắp thế giới. Tờ Financial Times cho biết, hàng triệu người từ Haiti tới Banglades lao đao vì giá lương thực.

Trong năm 2010, việc đình chỉ xuất khẩu lương thực của Nga sau một năm hạn hán góp phần gây ra cái gọi là “Mùa xuân Arab” làm chấn động các nước Trung Đông, Bắc Phi, cướp đi mạng sống của hàng ngàn người. Nhiều thể chế chính trị hàng chục năm cầm quyền nhanh chóng đổ sụp khi sự tức giận của người dân lên tới đỉnh điểm.

Nhà báo John R. Bradley của Tạp chí The Spectator, Anh mô tả: Khi dân số Ai Cập tăng gấp đôi lên 20 triệu vào năm 1950 rồi 40 triệu vào năm 1980 và 80 triệu hiện nay, Ai Cập trở thành quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Việc tăng giá trong giai đoạn 2007-2010 khiến chính quyền Mubarak nhanh chóng kiệt quệ. Bánh mì giá rẻ biến mất khỏi các cửa hàng, reo rắc bất mãn trên khắp cả nước. Nó gây ra tình trạng bạo loạn ở Cairo, buộc Tổng thống Mubarak phải từ chức.

Một câu hỏi được đặt ra: tình hình thế giới sẽ ra sao nếu giá lương thực thêm một lần phi mã? Câu trả lời sẽ là khủng hoảng ở đất nước đông dân nhất thế giới Trung Quốc. Chỉ trong tháng 7/2011, chi phí sinh hoạt tại Trung Quốc đã tăng 6,5% vì lương thực tăng giá. Tuy nhiên, lạm phát nhanh chóng được hạ nhiệt trong năm 2012 và những cánh đồng ngũ cốc bội thu của Mỹ được coi là cứu cánh cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đang thực sự đứng trước bờ vực khủng hoảng bởi vựa lương thực mà họ hi vọng vừa bị thất bát nghiêm trọng do hạn hán kéo dài trên 80% lãnh thổ nước Mỹ. Câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà quản lý Trung Quốc là làm thế nào để tìm nguồn cung lương thực khác thay thế.

Nếu Bắc Kinh không tìm được nguồn cung thay thế, cuộc khủng hoảng thực sự sẽ nổ ra trên quy mô toàn cầu bởi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, sự “khó ở” của Trung Quốc sẽ kéo theo nhiều hệ lụy mang tính toàn cầu, đẩy thế giới vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường.

Ngoài ra, sự hỗn loạn trong xã hội Brazil, bất ổn bên trong Trung Quốc hay cuộc cách mạng ở Pakistan đều tiểm ẩn những nguy cơ khiến thế giới lao đao. Mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Iran, bất ổn trên dải Gaza hay nội chiến Syria cũng khiến thế giới thêm phần quan ngại về một năm 2013 đầy dông bão.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm