20 năm trước là thời điểm Internet bước vào kỷ nguyên Web 2.0. Vào tháng 2/2004, Facebook đã lặng lẽ ra đời trong phòng ký túc xá Harvard của Mark Zuckerberg. Trong khi đó, ở bên kia biên giới Canada, một trang chia sẻ ảnh tên Flickr chính thức được công bố.
Đến tháng 4, Google tung ra Gmail - một trong những ứng dụng web đầu tiên, hoạt động như một app gốc. Công nghệ đằng sau Gmail - kỹ thuật lập trình JavaScript "Ajax" - đã làm nền tảng cho nhiều sản phẩm web, khiến chúng trở nên phổ biến trong tương lai.
Nhiều thay đổi quan trọng đã manh nha xuất hiện trên Internet vào đầu năm 2004, nhưng chúng ta vẫn chưa có thuật ngữ chuyên biệt cho chúng. Viết blog và wiki khuyến khích người bình thường viết nhiều hơn trên website. Đồng thời, các trang web mới như Flickr và del.icio.us (dịch vụ đánh dấu trang) cho phép người dùng chia sẻ mọi thứ trực tuyến.
Thuở khai sinh của mạng xã hội
Tất cả đều ổn trước khi mạng xã hội xuất hiện. Phải đến tháng 6/2004, mới có một trang mạng xã hội đạt một triệu người dùng. Đó là MySpace và nó vẫn duy trì là mạng xã hội phổ biến nhất trong gần 4 năm sau đó.
Vào năm 2004, cụm từ được mọi người dùng để chỉ những website như MySpace là “phần mềm xã hội”. Thuật ngữ này này bao trùm MySpace, Friendster, các nền tảng viết blog như Blogger và LiveJournal, các trang wiki như Wikipedia và thậm chí cả các nền tảng lớn của thập niên 1990 như forum và bảng tin.
Theo Cyber Cultural, viết blog vẫn còn là một lĩnh vực ít được chuộng vào năm 2004. Nhưng nó dần trở thành nơi diễn ra các cuộc trò chuyện trực tuyến hàng ngày. Blog là nguyên mẫu của mạng xã hội sau này, bởi đây là nơi mọi người học cách hình thành và bày tỏ quan điểm trên Internet.
Vẻ đẹp của blog nằm ở việc nó phân cấp bài viết. Tuy nhiên, chúng lại thiếu tính đa dạng. Hầu hết blog hàng đầu trên Technorati - một dịch vụ tìm kiếm và xếp hạng blog non trẻ - đều là blog chính trị hoặc công nghệ.
Sau đó, các ứng dụng web chạy trong trình duyệt bắt đầu nổi lên, hình thành xu hướng công nghệ Internet quan trọng bậc nhất trong năm 2004 như RSS Reader hay Bloglines. Trong một bài đăng tháng 7/2004 trên RWW về Bloglines, cây bút Richard MacManus đã kể lại những điều kỳ diệu của ứng dụng web.
“Nhìn chung, các ứng dụng dựa trên trình duyệt dễ sử dụng hơn, không cần cài đặt và quan trọng nhất là có thể truy cập được trên bất kỳ máy tính nào có kết nối Internet. Khách hàng khá giả có thể nhận được chức năng tốt hơn (phong phú hơn/thông minh hơn) và không bị hạn chế bởi các giới hạn của trình duyệt”, ông viết.
Với trình duyệt, phiên bản Firefox đầu tiên của Mozilla ra mắt vào tháng 11/2004. Khi đó, Microsoft đang ở đỉnh cao thống trị thị trường trình duyệt với 95% thị phần.
Nhưng tin mừng là khi đó các tiêu chuẩn web cũng dần đạt cột mốc mới. Phần lớn là nhờ vào Dự án Tiêu chuẩn Web (WaSP), do Molly Holzschlag đứng đầu. Ngay cả Microsoft cũng bắt đầu thay đổi để thích nghi.
“Trang chủ của Microsoft đã được thiết kế lại và sử dụng các nguyên tắc thiết kế tiêu chuẩn, tránh sử dụng bảng biểu và ảnh GIF đệm để thiết kế bố cục trang. Dung lượng tệp HTML trên trang chủ của hãng đã giảm gần 3/4 - bằng 27,5% kích thước của phiên bản dành riêng cho Internet Explorer (IE) trước đó”, nhà thiết kế web Eric Meyer nhận xét hồi tháng 8/2024.
Thế giới Internet dần được kết nối
Ngoài tính năng, hình thức của trang web cũng thay đổi. Tháng 4/2004, cây bút Richard MacManus đăng tải một bài báo trên Digital Web Magazine với tựa đề “The Evolution of Corporate Web Sites" (tạm dịch: Sự phát triển của các website doanh nghiệp). Trong đó, ông đã khái quát cách thức các trang web trở thành một tập hợp các “dịch vụ web”.
“Các trang web vào khoảng năm 2004 không còn được coi là một “địa điểm” hay phiên bản ảo của không gian thế giới thực nữa. Các trang web hiện nay là một tập hợp các dịch vụ ‘được kết nối lỏng lẻo’ với nhau”, trích bài báo.
Ông dùng Amazon.com làm ví dụ điển hình. “Tôi xem Amazon là một tập hợp các dịch vụ được thiết kế riêng cho mình. Nó biết tên tôi, đề xuất nội dung cho tôi, cho tôi thấy những gì mới cập nhật kể từ lần cuối tôi truy cập, đồng thời hướng dẫn cách kiếm tiền bằng cách hợp tác với Amazon, cho phép xếp hạng và đánh giá các mặt hàng....
Ngoài ra, tôi có thể sử dụng một vài tính năng của trang web Amazon thông qua dịch vụ của bên thứ 3, chẳng hạn như Alltaining.net. Hoặc tôi có thể xây dựng dịch vụ của riêng mình bằng cách sử dụng API (giao diện lập trình ứng dụng) của Amazon”, Richard MacManus viết.
Đến tháng 10/2004, Hội nghị Web 2.0 đầu tiên được tổ chức. Đối tượng mục tiêu của sự kiện này không hướng đến các nhà phát triển, mà là các doanh nhân và nhà đầu tư. Bong bóng Internet thứ 2 cũng hình thành từ đây.
Chủ đề của hội nghị là “Web như nền tảng” - nơi các ứng dụng phần mềm được xây dựng dựa trên web, khác với trên máy tính như trước đây. Một số công ty hoặc sản phẩm Internet tiêu biểu cho phong trào web mới bao gồm Google, phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) vào tháng 8.
“Hãng cạnh tranh rất thành công với Microsoft - ‘kẻ chống đối Web 2.0' - vì họ đang dùng máy tính để bàn làm nền tảng, chứ không phải Web”, Richard MacManus nhận xét.
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.