Một "cuộc chiến tổng lực" với nạn ô nhiễm không khí được triển khai từ năm 2013, sau 15 năm tuyên chiến, đã giúp Bắc Kinh cải thiện chất lượng môi trường đáng kể, dù các chỉ số vẫn còn cách xa tiêu chuẩn thế giới.
Trong 5 năm từ 2013 đến 2017, hàm lượng PM2.5 (bụi mịn có đường kính 2,5 micromet trở xuống) đã giảm 35%, theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) hồi tháng 3.
Cũng theo báo cáo này, hàm lượng PM2.5 tại khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc (thường được gọi tắt là Kinh Tân Hà, vùng trọng điểm kinh tế của Trung Quốc) đã giảm 25% trong cùng giai đoạn.
Cuộc khủng hoảng khói mù
"Không thành phố hay khu vực nào khác trên thế giới đạt được thành tựu như vậy", bà Joyce Msuya, quyền Giám đốc điều hành UNEP, nhận xét trong báo cáo. "Hiểu được câu chuyện ô nhiễm không khí của Bắc Kinh là điều rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, thành phố, địa phương nào muốn đi theo con đường tương tự".
Từ năm 1998, Bắc Kinh đã tuyên chiến với nạn ô nhiễm không khí, chủ yếu xuất phát từ việc đốt than và xe cộ xả thải. Trong vòng 15 năm, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt biện pháp tập trung vào tối ưu hóa hạ tầng năng lượng, kiểm soát ô nhiễm do đốt than và kiểm soát khí thải xe cộ.
Bầu trời xám xịt đầy do khói mù dày đặc ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters. |
Đến năm 2013, tình trạng ô nhiễm tuy có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Một vài thời điểm trong tháng 1, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Bắc Kinh vượt xa mức được xem là vô cùng nguy hiểm, theo bài viết của nhà nghiên cứu Yanzhong Huang cho Hội đồng Đối ngoại, tổ chức nghiên cứu cố vấn chính sách có trụ sở tại New York, Mỹ.
Tính trên toàn Trung Quốc, tình trạng khói mù dày đặc xuất hiện ở 25/31 tỉnh thành, bao phủ hơn 100 thành phố lớn hoặc cấp trung, lan rộng trên diện tích 1,4 triệu km2 và ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người.
Cuộc "khủng hoảng" khói mù này buộc chính phủ Trung Quốc khởi động "cuộc chiến tổng lực" với các biện pháp mạnh tay hơn và mang tính hệ thống, thông qua Kế hoạch hành động phòng chống ô nhiễm không khí giai đoạn 2013-2017, được ban hành vào tháng 9/2013.
Cụ thể, kế hoạch này đặt ra mục tiêu hàm lượng PM10 (bụi mịn đường kính 10 micromet trở xuống) tại các thành phố từ cấp địa khu trở lên phải giảm ít nhất 10% so với năm 2012, hàm lượng PM2.5 tại khu vực Kinh Tân Hà phải giảm khoảng 25%. Riêng đối với Bắc Kinh, hàm lượng PM2.5 phải giảm từ mức gần 90 xuống còn khoảng 60 microgram/m3 sau 5 năm theo kế hoạch.
Đây không phải những mục tiêu dễ đạt được. Thực tế, cho đến giữa năm 2017, một số chuyên gia môi trường Trung Quốc vẫn không dám chắc liệu Bắc Kinh có đạt được mục tiêu về PM2.5 hay không. Thậm chí, có chuyên gia cho rằng phải mất thêm 2 hoặc 3 năm nữa.
Tuy nhiên, theo số liệu chính thức được công bố cuối năm 2017, Bắc Kinh dường như đã đạt được mọi mục tiêu lớn được đề ra trong kế hoạch hành động năm 2013. Ngoài việc hàm lượng PM2.5 giảm xuống còn 58 microgram/m3 (tương đương giảm 35,6% so với năm 2013), hàm lượng lưu huỳnh điôxit (SO2), nitơ điôxit (NO2), PM10 trong không khí cũng lần lượt giảm 70%, 18% và 22%.
Bắc Kinh đã làm điều đó như thế nào?
Kiểm soát tích hợp nguồn gây ô nhiễm
Theo báo cáo Nhìn lại 20 năm kiểm soát ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh của UNEP, các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Bắc Kinh là
Một người dân mang khẩu trang trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: Reuters. |
Theo tiêu chuẩn của WHO về cải thiện chất lượng không khí, hàm lượng PM2.5 trong giai đoạn một là 35 microgram/m3 và trong giai đoạn 2 là 25 microgram/m3 (ngang các nước Liên minh Châu Âu).