Nội dung được đề cập trong văn bản hỏa tốc của Bộ Y tế gửi bí thư các tỉnh ủy, thành ủy nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 13/11, Bộ Y tế đã phân bổ 116 triệu liều vaccine tới các địa phương và đơn vị triển khai tiêm chủng. Trong đó, Việt Nam đã tiêm được khoảng 98 triệu liều vaccine, hiện còn 18 triệu liều đã phân bổ nhưng chưa được sử dụng.
Để tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả vaccine, Bộ Y tế đề nghị bí thư các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo sở y tế khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được tốc độ bao phủ mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền) và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Sở y tế các địa phương chủ động rà soát tình hình sử dụng vaccine tổng hợp và báo cáo số lượng vaccine phòng Covid-19 được cấp từ nguồn Bộ Y tế và nguồn khác (doanh nghiệp viện trợ trực tiếp cho địa phương), số vaccine còn tồn và báo cáo nguyên nhân.
Văn bản nêu rõ trong trường hợp không kịp sử dụng và không có nhu cầu sử dụng số vaccine được cấp, địa phương phải báo cáo kịp thời cho các viện vệ sinh dịch tễ để điều phối, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả. Địa phương, đơn vị nào nhận vaccine từ nguồn khác không báo cáo Bộ Y tế, không kiểm định theo quy định mà tự tổ chức tiêm phải chịu trách nhiệm.
Trước ngày 20/11, các sở y tế phải đề xuất nhu cầu số lượng liều vaccine từ nay đến cuối năm để tiêm cho toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên, trẻ em 12-17 tuổi trên địa bàn và nhu cầu vaccine năm 2022.
Sau thời gian này, tỉnh, thành nào không có đề xuất (được hiểu là không có nhu cầu), Bộ Y tế sẽ không cấp vaccine cho địa phương.
Cơ quan này cho biết sẽ thông báo công khai những địa phương có tiến độ tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ vaccine thấp.
Tại văn bản hỏa tốc này, Bộ Y tế nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đề nghị bí thư các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo sở y tế thực hiện. Trong tháng 11, địa phương nào không đảm bảo tỷ lệ phủ vaccine, phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong tiêm chủng.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để đạt mục tiêu phủ vaccine trong cộng đồng. Đồng thời, cơ quan này cũng thông tin số lượng vaccine từ nay đến cuối năm 2021 sẽ về nhiều. Tuy nhiên, thời gian gần đây số lượng tiêm chỉ đạt khoảng từ hơn 800.000 đến hơn 1,2 triệu liều/ngày.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.