1. Phá hỏng một buổi thuyết trình quan trọng
“Những diễn giả chuyên nghiệp hay người công chúng cũng mắc lỗi khi thuyết trình. Bạn sẽ nhận ra rằng những lỗi lầm đó chẳng phải chuyện gì ghê gớm và học được nhiều điều bổ ích về điều gì nên, không nên làm trong lần thuyết trình sau”, Michael Kerr, tác giả cuốn sách "Lợi ích của sự hài hước: Tại sao một số công ty trúng mánh", cho biết.
2. Hẹn hò với một người không phù hợp
Việc xác định sớm những thứ không muốn sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn hơn trong tất cả các mối quan hệ quan trọng, Kerr nhận định. “Việc này sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của bản thân và mục tiêu sống - điều có lẽ bạn ít khi để ý”, Kerr nói.
3. Mắc kẹt với một công việc tồi tệ
Ảnh: Flickr. |
Thậm chí khi bạn có một ông sếp tồi tệ và mức lương thấp, đừng vội chuyển việc. Hãy nán lại một thời gian và cố gắng tìm ra giải pháp, dù khi đó hành động này được cho là dại dột. “Cách bạn tự mình xoay sở trong tình cảnh đó sẽ giúp bạn biết cách đối xử với người khác khi trở thành sếp”, Ryan Kahn, nhà sáng lập The Hired Group cho biết.
4. Nghĩ rằng người khác sẽ cho mình điều gì đó
“Tự cho rằng mình sắp được thăng chức, được giao một vị trí quan trọng, hay trở thành trưởng nhóm là tất cả những lỗi bạn nên mắc phải ít nhất một lần. Bài học rút ra là đừng bao giờ ngồi ‘há miệng chờ sung’", Michael Kerr chia sẻ.
5. Bị sa thải
Ảnh: Flickr |
Theo Kerr: “Việc bị sa thải khi còn trẻ tuổi có thể là một trải nghiệm tồi tệ trong cuộc sống, nhưng nó sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để bạn thay đổi bản thân”. Việc bị sa thải ở những năm tuổi 20 sẽ tốt hơn cho bạn so với năm 40 tuổi.
“Bị sa thải sẽ dạy bạn bài học quý giá rằng: Bạn cần phải hoàn toàn làm chủ số phận, trau dồi các kỹ năng cần thiết, luôn có những 'kế hoạch B' và chịu trách nhiệm với cuộc sống của bản thân”, Kerr cho biết.
6. Nhảy việc 3 lần
Chắc chắn điều này sẽ làm xấu hồ sơ của bạn nhưng đừng ngại thử những con đường sự nghiệp khác nhau để tìm ra điều gì mình thực sự muốn làm.
7. Làm những công việc “sai lầm” vì những lý do sai lầm
Bạn chấp nhận làm những công việc không phù hợp, không yêu thích có thể vì tiền. Nhưng bài học rút ra từ những sai lầm này sẽ giúp bạn xác định giá trị của bản thân và chuẩn bị cho một sự nghiệp viên mãn hơn trong tương lai, Kerr giải thích.
8. Nghĩ gì nói nấy mà không để ý tới cảm giác của người khác
Đây là một phần của quá trình trưởng thành và định vị các mối quan hệ, cả cá nhân và công việc. “Sự bồng bột khiến người khác bị tổn thương sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, trở nên cảm thông hơn với người xung quanh và phát triển kỹ năng giao tiếp nhạy bén”, Kerr nhận xét.
9. Chấm dứt hoàn toàn một mối quan hệ
Ảnh: Flickr |
Chắc chắn bạn không muốn thường xuyên làm điều này nhưng việc chấm dứt hoàn toàn một số mối quan hệ cũng mang lại những lợi ích nhất định.
“Đôi khi không dễ thấy được hậu quả trong tương lai của những hành động nông nổi thời trẻ và việc chấm dứt mối quan hệ nào đó có thể sẽ khiến bạn hối hận”, Kerr nói, “Nhưng bài học về việc từ bỏ với tinh thần lạc quan là cần thiết”.
10. Đi chơi với bạn bè dù có công việc phải làm
“Bạn sẽ luôn tìm ra cách hoàn thành công việc nhưng không phải lúc nào cũng tìm lại được những khoảnh khắc trải nghiệm cùng bạn bè”, Kahn nhận xét.
11. Khiến người khác bị tổn thương vì bông đùa
Đây có thể không phải điều gì to tát. Nhưng theo Kerr: “Việc xác định lúc nào nên đùa và đùa như thế nào trong công việc có thể là điều khó khăn với những người trẻ tuổi”. Đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết.
12. Đánh đổi mọi thứ vì một thứ
Việc đánh đổi mọi thứ vì một công việc không chắc chắn hay một mối tình lãng mạn là sai lầm nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, bạn nên mắc lỗi này ít nhất một lần trong những năm tháng tuổi trẻ. Bạn có thể được đền đáp nhờ chấp nhận rủi ro. Nhưng nếu không được như vậy, ít nhất bạn cũng có một bài học.
13. Thụ động
Ảnh: Flickr |
“Điều này hoàn toàn bình thường, đặc biệt là khi bạn còn trẻ. Đôi khi bạn muốn đứng sau, cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người”, Kerr nói, “Nhưng việc quá thụ động và không nói ra những gì mình muốn có thể khiến bạn đánh mất cơ hội. Và bạn nên rút ra bài học này càng sớm càng tốt”.
14. Cho rằng mình luôn luôn đúng
Đây là sai lầm bạn sẽ mắc lại nhiều lần trong suốt cuộc đời. Mỗi lần như vậy bạn sẽ nhận ra rằng không phải mình lúc nào cũng đúng. Và bạn nên bắt đầu nghĩ theo hướng này càng sớm càng tốt.
15. Đổ lỗi cho người khác
Bạn nên tự đổi lỗi cho bản thân hoặc người khác ít nhất một lần. Nó sẽ giúp bạn nhận ra rằng điều này chẳng mang lại lợi ích gì.
“Khi xảy ra sự cố, thay vì tìm một người để đổ tội, hãy tìm giải pháp xử lý”, Kahn nói.
16. Luôn cho rằng mắc lỗi là điều tồi tệ
Mắc lỗi là một phần của quá trình trưởng thành của bạn. Theo Kerr: “Không bao giờ mắc lỗi đồng nghĩa với việc bạn chưa bao giờ thử những điều mới, không chấp nhận rủi ro. Khi già đi, bạn sẽ nhận ra đây là sai lầm đắt giá nhất đời mình”.