1. Ứng tuyển cho mọi công việc một cách tùy tiệnThất nghiệp có thể là cơn ác mộng, nhưng bạn vẫn phải thận trọng khi tìm việc. Đừng gửi hồ sơ ứng tuyển cho những vị trí bạn không đủ khả năng. Theo Dan Schawbel, chuyên gia việc làm, tác giả cuốn “Quảng cáo bản thân: Những quy tắc mới để thành công trong sự nghiệp”, ông nói: “Nếu làm vậy bạn sẽ chẳng thu được kết quả gì, bởi các nhà tuyển dụng thường chỉ chọn những người thực sự phù hợp”. Hoặc nếu được chọn cho vị trí đó thì chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc. |
2. Tham gia mạng xã hội một cách tùy tiệnHãy thận trọng với những gì bạn đăng tải trên Twitter hay Facebook. “Trước khi đăng một bình luận lên mạng, hãy cân nhắc: Điều này có ngu xuẩn, thiếu suy nghĩ hay thiếu nhạy cảm không? Liệu điều này có ảnh hưởng tới công ty không? Một người không biết mình liệu sẽ hiểu nó như thế nào?”, Andrea Kay, chuyên gia tư vấn việc làm khuyên. “Và hãy nhớ rằng bất cứ điều gì bạn viết – bao gồm cả email – có thể dễ dàng được chuyển tiếp cho những người bạn không muốn đọc được chúng”, Kay cho biết. |
3. Bỏ qua tài khoản LinkedInHãy khôi phục tài khoản LinkedIn bạn, bởi đây không chỉ là một trang web hữu ích để tìm việc làm mà còn là nơi lưu trữ hồ sơ, kết nối với doanh nghiệp và cập nhật xu hướng mới nhất của các ngành công nghiệp. |
4. Hoạt động một mìnhBạn đang có ý định chuyển việc? Hãy chia sẻ điều đó với bạn bà và gia đình. Bạn đang tìm kiếm cơ hội học lên cao hơn? Hãy chia sẻ với đồng nghiệp về các khóa học bạn từng học. Bạn đang vật lộn với những khó khăn tại nơi làm việc? Hãy tìm đến nhà tư vấn. Chỉ dựa vào những người và những thứ bạn biết không phải là ý tưởng hay để thành công trong sự nghiệp, chưa kể điều này còn khiến bạn cảm thấy cô đơn. |
5. Không cập nhật tin tức và xu hướng mớiViệc mù tịt mọi tin tức và xu hướng mới trong ngành sẽ khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội việc làm và thăng tiến. |
6. Thụ động trong việc đòi hỏi quyền lợiBạn sẽ không mất điểm nếu cố thương lượng mức lương cao hơn khi nhận được lời mời làm việc. Còn nếu bạn đang làm tốt công việc hiện tại của mình thì đừng ngại đề nghị tăng lương. |
7. Trở thành người ngoài hành tinh nơi công sởViệc bỏ qua những giờ giải trí hay bữa trưa văn phòng không phải là ý hay. Những sự kiện này là nơi giao lưu lý tưởng, và biết đâu lúc nào đó bạn sẽ cần một đồng minh? Đừng quá khép mình nơi công sở, tuy nhiên, đừng trở thành một kẻ ngồi lê đôi mách. |
8. Ngừng tìm việc khi đã được tuyển dụngĐừng bao giờ hài lòng với mức lương tạm ổn mà quên vào mạng cập nhật hồ sơ tuyển dụng, hoặc thờ ơ với những cơ hội việc làm trong ngành. Bạn sẽ không muốn mình bị thiếu chuẩn bị cho những biến cố bất ngờ trong tương lai đâu. |
9. Phàn nàn quá nhiềuĐừng luôn miệng phàn nàn về lương thấp, sếp khó tính hay lịch làm việc khắc nghiệt. Nếu bạn không hài lòng với công việc hiện tại, hãy tìm một công việc mới. |
10. Làm việc khi bị ốmKhi bị ốm mà vẫn cố đi làm, không những bạn không trở thành người hùng mà chỉ là mang mầm bệnh tới văn phòng thôi. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi để tránh lây bệnh cho đồng nghiệp, và cũng không bị mắc lỗi trong công việc khi không được khỏe. |
11. Ngừng học tậpBằng cấp hay đào tạo từ xa sẽ chỉ đưa bạn tới vị trí hiện tại mà thôi. Và những kỹ năng liên quan tới công việc thường xuyên thay đổi. Vì vậy, hãy luôn học hỏi để không bị lạc hậu. |
12. Luôn nhìn đồng hồ chờ giờ vềKhi bạn ở văn phòng, hãy làm việc theo đúng nghĩa đen chứ đừng chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ giờ về. |
13. Dính chặt lấy điện thoạiDù điều này hơi khó nhưng hãy cân nhắc việc hạn chế nhắn tin, lướt web hay gọi điện thoại cá nhân trong giờ làm. Diane Gottsman, giám đốc Protocol School of Texas cho rằng: “Không gì tai hại cho cuộc phỏng vấn, hay cuộc gặp với khách hàng của bạn nếu điện thoại trong túi rung lên”. |
14. Hy vọng cấp trên sẽ chăm lo cho sự nghiệp của bạnĐừng bao giờ đợi quản lý bận rộn giúp bạn tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Hãy tự mình chứng minh bạn xứng đáng được tăng lương hoặc thăng chức. |
15. Thờ ơ với sứ mệnh chung của công tyHãy góp sức trong việc thực hiện sứ mệnh chung của công ty, đưa ra những gợi ý cho việc phát triển kinh doanh của công ty, không chỉ ở bộ phận của mình. Hãy khích lệ hoặc đưa ra lời khuyên khi đồng nghiệp gặp khó khăn trong công việc. Nhờ đó, bạn sẽ trở thành tài sản đáng giá và duy trì được vị trí của mình trong công ty. |