Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

150.000 tỷ đồng vốn đăng ký đổ vào nền kinh tế trong tháng 11

Số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 11, tương ứng số vốn đăng ký khoảng 150.000 tỷ đồng đã đổ vào nền kinh tế. Việt Nam cũng đã xuất siêu trở lại trong tháng qua.

Buc tranh kinh te Viet Nam 11 thang nam 2021 anh 1

Tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11, Tổng cục Thống kê cho biết cả nước có 11.902 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 149.900 tỷ đồng, tăng 44,6% về số doanh nghiệp và tăng 38% về vốn đăng ký so với tháng trước. Bên cạnh đó, còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2%.

“Kết quả cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP”, cơ quan thống kê nhận định.

Doanh nghiệp thành lập mới vượt 100.000 đơn vị

Mười một tháng năm 2021, cả nước có 105.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 1,45 triệu tỷ đồng, giảm 15% về số doanh nghiệp và giảm 22,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 8,9%.

Ngoài ra, có 40.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,7% so với 11 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp được thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 146.100 đơn vị, giảm 11,5%. Bình quân một tháng có 13.300 doanh nghiệp được thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 11 THÁNG NĂM 2021

NhãnThành lập mớiQuay trở lại hoạt độngTạm ngừng kinh doanhChờ làm thủ tục giải thểGiải thể

doanh nghiệp 10560040500521003950014900

Cũng trong tháng 11, có 3.523 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020; có 4.642 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 52,3% và giảm 3,8%; có 1.256 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 55,8% và giảm 35,3%.

Tính chung 11 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 52.100 đơn vị, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; 39.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 14.900 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,7%.

Tổng cục Thống kê cho biết bình quân một tháng có khoảng 9.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Xuất siêu trở lại

Tháng 11, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 599,12 tỷ USD, tăng 22,3%.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 ước đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Mười một tháng năm 2021, con số ước tính lên đến 299,67 tỷ USD, tăng 17,5%.

Có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong tháng 11, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%) gồm điện thoại và linh kiện điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt, may; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%; EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%; ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%; Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.

XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 11 THÁNG NĂM 2021 PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG

NhãnTrung QuốcMỹHàn QuốcASEANEUNhật Bản
Xuất khẩu tỷ USD 50.584.82025.935.718
Nhập khẩu
98.514.250.33715.520.3

Đối với nhập khẩu, kim ngạch tháng 11 ước đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ.

Có tới 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Về cơ cấu, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 280,2 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 50,3 tỷ USD, tăng 20,3%; ASEAN đạt 37 tỷ USD, tăng 36,1%; Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 10,1%; EU đạt 15,5 tỷ USD, tăng 18,2%; Mỹ đạt 14,2 tỷ USD, tăng 14,6%.

Như vậy, tháng 11 ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 20,19 tỷ USD). Trong tháng 10, Việt Nam đã xuất siêu trở lại với con số 2,74 tỷ USD.

CPI tăng thấp nhất 6 năm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 giảm 0,32% so với tháng trước nhưng tăng 2% so với tháng 12/2020. Tính chung 11 tháng đầu năm, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Tổng cục Thống kê lý giải giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; các địa phương dần trở lại với trạng thái “bình thường mới” khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng.

TỐC ĐỘ TĂNG CPI BÌNH QUÂN 11 THÁNG GIAI ĐOẠN 2016-2021

NhãnNăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021
CPI % 2.473.613.592.573.511.84

Trong mức giảm 0,32% của CPI tháng 11 so với tháng trước, có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 9 nhóm hàng có chỉ số giá tăng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giảm 0,17% do nguồn cung dồi dào; nhóm giáo dục giảm 0,92% do một số địa phương thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2021-2022.

Trong khi đó, nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,11% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng 0,46%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33%.

Lạm phát cơ bản tháng 11 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 0,58% so với cùng kỳ trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với mặt hàng vàng, giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 11 tăng 2,65% so với tháng trước, tăng 0,75% so với tháng 12/2020 và giảm 0,09% so với cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số giá USD tháng 11 thì giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,4% so với tháng 12/2020 và giảm 1,63% so với cùng kỳ năm trước.

Thủ tướng giao Bộ KHĐT trình chương trình phục hồi, phát triển kinh tế

Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sẽ được báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/11.

Doanh nghiệp mất 166 ngày để xong thủ tục đầu tư xây một công trình

Thời gian trung bình giải quyết thủ tục cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp là gần 24 ngày. Trong khi đó, mất khoảng 166 ngày để hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng một công trình.

Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm