Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

15 công ty làm nên cuộc cách mạng trong tiêu dùng

Đi tiên phong trong ngành công nghiệp của mình, các công ty này đang thay đổi cách thức mua sắm và ăn uống của hàng triệu khách hàng.

1. Augment

Trụ sở: Paris, Pháp

Năm thành lập: 2010

Công ty đưa ra ứng dụng mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng nhìn bao quát sản phẩm giống như đang ngắm đồ nội thất ở nhà mình. Augment là công ty đi tiên phong mô phỏng thực tế bằng công nghệ 3D, một trong những nhân tố quan trọng của thương mại điện tử hiện nay.

2. Michael Kors

Trụ sở: New York, Mỹ

Năm thành lập: 2004

Trải qua khủng hoảng kinh tế, thương hiệu Michael Kors vẫn đứng vững nhờ tập trung vào thị trượng dành cho tầng lớp trung lưu, những người có tiền nhưng chưa giàu có. Gần đây giá trị thương hiệu Michael Kors đã vượt qua Ralph Lauren. 

3. Storenvy

Trụ sở: San Francisco, California, Mỹ

Năm thành lập: 2008

Trong khi các công ty khác đầu tư lớn để thiết lập một điểm kinh doanh điện tử thật đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ hơn lại không xa xỉ như vậy. Storenvy đã tạo ra một sân chơi nhiều cấp độ hơn bằng việc cho phép 75.000 gian hàng độc lập tham gia vào hệ thống bán hàng trực tuyến của mình.

4. Amazon

Trụ sở: Seattle, Washington, Mỹ

Năm thành lập: 1994

Amazon đang thử nghiệm máy bay không người lái để giao hàng chỉ trong 30 phút. Jeff Bezos, CEO của hãng, kỳ vọng loại máy bay này có thể hoàn toàn tự động và được đưa vào sử dụng trong 4 hoặc 5 năm nữa. Việc phát triển ý tưởng này cho thấy Amazon luôn đi tiên phong trong thương mại điện tử.

5. RetailMeNot

Trụ sở: Austin, Texas, Mỹ

Năm thành lập: 2009

RetailMeNot là địa chỉ bán phiếu giảm giá điện tử lớn nhất thế giới. Năm ngoái, công ty đã nâng cấp ứng dụng mua sắm của mình và tung ra các phiếu giảm giá theo từng địa điểm của các hãng bán lẻ khác nhau từ Sephora tới Target. RetailMeNot kỳ vọng công ty sẽ phát triển hơn nữa kể từ khi hãng chào bán cổ phiếu lần đầu thành công vào hè năm ngoái.

6. Container 

Trụ sở: Coppell, Texas, Mỹ

Năm thành lập: 1978

Cửa hàng Container đưa ra nhiều chế độ cho nhân viên của mình và có dịch vụ khách hàng tốt nhất trong ngành công nghiệp bán lẻ. Công ty cũng nỗ lực để đảm bảo rằng những trải nghiệm mua sắm trong cửa hàng của hãng không thể nào có được tại một gian hàng trực tuyến.

7. Olapic

Trụ sở: New York, Mỹ

Năm thành lập: 2010

Olapic đưa những bức ảnh trên Instagram của khách hàng lên các trang web nổi tiếng như West Elm. Điều này giúp các công ty bán lẻ kết nối với khách hàng của mình. Olapic đi đầu trong việc đưa những hình ảnh trên trang mạng xã hội của khách hàng vào chiến dịch marketing của công ty.

8. Cricket's Circle

Trụ sở: New York, Mỹ

Năm thành lập: 2014

Rachel Blumenthal

Được thành lập bởi Rachel Blumenthal, Cricket’s Circle đơn giản hóa quá trình mua sắm cho các cặp bố mẹ trẻ. Sau khi đăng nhập miễn phí, các bà mẹ trẻ được gợi ý về những món hàng hàng với mức giá khác nhau. Đồng thời họ cũng có thể đọc nhận xét từ những người đã dùng sản phẩm. Blumenthal chia sẻ “Chúng tôi muốn tạo nên một môi trường mua sắm giống như khách hàng đang được nói chuyện với bạn của họ vậy”.

9. Applebee

Trụ sở: Kansas, Missouri, Mỹ

Năm thành lập: 1980

Applebee giúp loại bỏ mọi phiền toái mà khách hàng gặp phải khi đi ăn ở ngoài như đợi thanh toán. Cuối năm 2014, tất cả các nhà hàng của hãng sẽ được trang bị máy tính bảng, nhờ vậy khách hàng có thể thanh toán ngay và ra về. Hiện các công ty như Bufalo Wild Wings cũng áp dụng hình thức này.

10. Joor

Trụ sở: New York, Mỹ

Năm thành lập: 2010

Joor là trang mua sắm thời trang trực tuyến. Trang web đã hoàn toàn thay đổi cách các hãng thời trang quản lý đơn hàng và kho bằng việc đưa ra chi tiết về hàng bán và nhu cầu của khách hàng. Những thương hiệu đang áp dụng phương thức này gồm có Diane von, Furstenberg, Rag & Bone, Vince, John Varvatos và Joie.

11. Zola

Trụ sở: New York, Mỹ

Năm thành lập: 2013

Zola là trang web đăng kí dịch vụ đám cưới mà ở đó khách hàng có nhiều lựa chọn hơn so với những phương thức truyền thống. Zola cho phép các cặp đôi được lựa chọn những trải nghiệm thú vị như tham gia tour du lịch, thưởng thức các loại rượu ngon, tham gia học yoga hay tổ chức tuần trăng mật. Nhằm giảm bớt chi phí cho các hoạt động này, Zola cho phép đăng kí theo nhóm để nhiều người có thể góp tiền và cùng trải nghiệm dịch vụ của họ.

12. Hail Merry

Trụ sở: Dallas, Texas, Mỹ

Năm thành lập: 2008

Hail Merry được thành lập bởi một nhóm phụ nữ ở Dallas vào năm 2008, chuyên cung cấp những món tráng miệng không chứa chất hóa học gluten và chất biến đổi gen GMO như bánh tart và bánh hạnh nhân. Đây là công ty đầu tiên phát triển sản xuất những loại bánh tự nhiên trên quy mô lớn.

13. Forever 21

Trụ sở: Los Angeles, California, Mỹ

Năm thành lập: 1984

Theo Reuters, từ năm 2007 tới 2012, doanh thu của hãng thời trang này tăng 82%. Trong khi đó, các nhà bán lẻ đồ cho tuổi teen như Abercrombie & Fitch, American Eagle và Aeropostale cũng đang phải nỗ lực để có được sự quan tâm của khách hàng. Forever 21 giữ vị trí đi đầu nhờ luôn  tiên phong trong xu hướng thời trang của lứa tuổi này. Forever 21 đang thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của ngành công nghiệp bán lẻ thời trang teen.

14. Starbucks

Trụ sở: Seattle, Washington, Mỹ

Năm thành lập: 1971

Năm 2012, Starbucks mua lại hãng bán lẻ trà Teavana với giá hơn 600 triệu USD. Hiện công ty mở thêm những cửa hàng cà phê kết hợp trà tương tự như các cửa hàng trong chuỗi Starbucks. “Chúng tôi tin rằng danh mục trà sẽ là công thức cho sự tự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của công ty”, CEO của Starbucks chia sẻ.

15. Beautycounter

Trụ sở: Santa Monica, California, Mỹ

Năm thành lập: 2012

Beautycounter là hãng chuyên cung cấp các loại mỹ phẩm không chứa 1.300 chất bị cấm ở châu Âu. Trong nhiều loại mỹ phẩm của Mỹ, người ta vẫn tìm thấy nhiều thành phần bị cấm này. Công ty bán sản phẩm của mình thông qua trang trực tuyến và tư vấn viên.

http://www.businessinsider.com/companies-revolutionizing-retail-2014-3?op=1

Hoài Thu

Business Insider

Bạn có thể quan tâm