Không chấp nhận thực tập sinh đã bị loạiApple có phần mềm không cho phép các thực tập sinh đã bị loại gửi ứng tuyển lần 2. Do đó, nếu bạn bị từ chối, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội làm việc tại đây. Apple cho rằng nếu bạn đã không thể hiện được năng lực của bản thân một lần thì một chút kinh nghiệm làm việc ở đâu đó cũng chẳng thay đổi được gì.
|
"Chúng tôi không lãng phí thời gian với những kẻ ngốc"Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng Luis Abreu (trong ảnh) đã từng trải qua quá trình phỏng vấn "khốc liệt" nhưng vẫn không được nhận vào Apple. Anh chia sẻ trên blog cá nhân: "3 lần phỏng vấn qua điện thoại, 5 lần qua FaceTime, một chuyến đi tới Cupertino, California, để thực hiện 5 cuộc phỏng vấn riêng diễn ra trong một ngày và một bữa trưa tại Café Macs. Cuối cùng, câu trả lời tôi nhận được là 'Không'. Trong một cuộc phỏng vấn, họ nói với anh rằng 'Chúng tôi không lãng phí thời gian với những kẻ ngốc'".
|
Apple là nơi khó khăn dành cho người thừa cânMột nhân viên cho biết: "Ở Apple có rất nhiều người sở hữu ngoại hình đẹp và cân đối. Hầu như tất cả nhân viên ở đây đều tập thể thao: nhiều người tham gia cuộc thi 3 môn phối hợp, đua xe đạp và marathon. Đây thực là nơi khó khăn nếu bạn thừa khoảng 10 kg, nhưng nó cũng là động lực để bạn chăm lo cho vóc dáng. Tôi biết có người từng giảm 20 kg và không còn triệu chứng tiền đái tháo đường nhờ việc cùng đạp xe với đồng nghiệp vào bữa trưa". |
Thùng rác được kiểm soátNhân viên có tên Tim Su từng tiết tộ về sự bảo mật tại Apple: |
"Thành viên nhóm phát triển phải đến họp lúc 4h sáng"David Graham, cựu nhân viên tại Apple, cho biết: "Tôi nhớ những người thuộc nhóm phát triển phải tới họp lúc 4h sáng vì chênh lệch múi giờ trên khắp thế giới. Họ phải làm vậy hàng ngày và chắc chắn điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cá nhân của họ".
|
Bị khách hàng đe dọaMột nhân viên cửa hàng Apple chia sẻ với Business Insider: "Tôi từng bị dọa giết. Có vài khách hàng như vậy và tôi không hiểu vì sao lại thế. Họ mang tới sản phẩm đã quá hạn bảo hành và dọa nếu tôi không cho sửa miễn phí thì họ sẽ chờ tôi ở ngoài cho tới hết giờ làm và lao xe vào tôi".
|
Văn hóa bảo mật kỳ quặcWei Sun, thuộc bộ phận khoa học dữ liệu và phần mềm cho biết: "Hầu như mọi thứ tại đây đều khác với những công việc trước của bạn". Anh chia sẻ thêm: "Bảo mật là điều cực kỳ quan trọng tại Apple. Các nhóm khác nhau có kiểu văn hóa khác nhau hoàn toàn. Khi làm việc tại các dự án đa chức năng, bạn phải dành thời gian học về cách giao tiếp và đặc thù của từng nhóm, điều này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian". |
Apple kiểm soát những gì bạn chia sẻ với vợ/chồng mìnhJustin Maxwell, cựu thiết kế giao diện người dùng tại Apple cho biết: "Apple dùng muôn phương ngàn kế để bảo vệ môi trường sáng tạo và sở hữu trí tuệ của mình. Và đây cũng là một trong những trải nghiệm đáng thất vọng của tôi ở đây. Chính sách bảo mật của Apple áp dụng cho cả blog và cả những gì bạn nói với vợ/chồng/người yêu. Đa số đều hiểu và tôn trọng điều này, những người không hiểu sẽ phải ra đi".
|
Apple thay đổi ngữ pháp và dấu câu trong tài liệu nội bộ
Sau khi trang Business Insider thu thập được vài bản tài liệu rò rỉ từ Giám đốc bán lẻ Angela Ahrendts, Apple bắt đầu thay đổi cách ghi trong các tài liệu nội bộ để truy tìm nguồn làm rò rỉ thông tin. Hãng này gửi tài liệu với cách dùng ngữ pháp và dấu câu khác nhau tới các bộ phận trong công ty. Nếu thông tin bị rò rỉ, Apple sẽ biết ngay nó lọt ra từ đâu dựa vào trích dẫn trên báo chí. |
Làm việc tới khuyaMột nhân viên Apple cho biết anh từng tham gia một cuộc họp lúc 4h chiều, và tại đó mọi người quyết định sẽ làm việc cả đêm tại văn phòng về một vấn đề. "Ở đây không có chuyện 'tôi phải về đón con' hay 'để tôi gọi điện về nhà trước đã', mọi người đều phải gật đầu đồng ý không do dự".
|
"Bạn phải có mặt ở văn phòng mỗi ngày trừ khi bạn ốm hoặc chết"Một nhân viên dấu tên cho biết: "Không có chuyện làm việc tại nhà. Văn hóa công ty là mọi người gặp mặt nhau hàng ngày. Bạn phải có mặt ở văn phòng hàng ngày trừ khi bạn ốm hoặc chết. Không ai kiểm tra mấy giờ bạn có mặt nhưng làm việc qua điện thoại không phải văn hóa ở đây". |
"Họ sẽ gửi mail cho bạn trong bệnh viện"Ben Farrell, cựu nhân viên Apple, đã viết một bài blog dài và chi tiết về những lý do anh rời khỏi Apple: "Vài tuần gần đây tôi bị nhiễm virus do muỗi đốt và phải vào viện một thời gian ngắn. Tuy nhiên, thay vì nhận được động viên, tôi nhận được email về một bài thuyết trình tới giường bệnh, với ghi chú cần hoàn thành gấp. Thậm chí vào buổi sáng diễn ra lễ cưới, tôi vẫn bị giục gửi báo cáo qua điện thoại và email". |
Chủ nhật là ngày làm việcDon Melton, cựu giám đốc mảng công nghệ Internet của Apple, chia sẻ về lịch làm việc vô lý tại Apple: "Chủ nhật là tối làm việc của tất cả nhân viên Apple bởi sẽ có cuộc họp cấp cao vào ngày hôm sau. Vì vậy, bạn phải để điện thoại bên ngoài và ngồi trước máy tính, bất kể chương trình yêu thích của bạn đang phát sóng". |
Luôn đối mặt với nguy cơ bị kiệt sức
Steve Fenwick, kỹ sư phần cứng tại Apple chia sẻ: "Bạn sẽ không làm việc cho Apple nếu như thực sự có động lực làm vậy. Những người làm việc ở đây vì tiền hoặc cổ phiếu có nguy cơ bị kiệt sức đầu tiên và nhanh nhất". |