Các nhà mạng sử dụng những con số này để xác định liệu rằng các thiết điện tử có hợp lệ và hợp pháp hay không. Bên cạnh đó, những con số này có thể giúp các nhà mạng ngăn chặn điện thoại khỏi việc bị đánh cắp quyền truy cập Internet hoặc truy tìm những thiết bị được sở hữu bất hợp pháp.
Bạn có thể tưởng tượng rằng mọi thứ sẽ trở nên phức tạp nếu một loạt các thiết bị có chung IMEI. Đó chính xác là những gì đã xảy ra với hơn 13.000 chiếc điện thoại Vivo ở Ấn Độ.
Vivo đã nhiều lần vi phạm IMEI tại Ấn Độ. Ảnh: Vivo. |
Theo báo cáo từ sở cảnh sát ở Meerut, vụ lừa đảo lần đầu tiên được phát hiện khi một sĩ quan cảnh sát sửa điện thoại Vivo của anh vào năm ngoái. Khi anh nhận lại chiếc điện thoại, nó vẫn tiếp tục xảy ra lỗi hệ thống.
Sau đó, viên sĩ quan nhận thấy rằng số IMEI đã bị thay đổi. Sau một cuộc điều tra, cảnh sát đã xác định được hơn 13.000 chiếc điện thoại Vivo khác có cùng IMEI trên khắp Ấn Độ. Nhà sản xuất ngay lập tức bị kiện vì hành vi gian lận này.
Ấn Độ thậm chí đã đưa ra một đạo luật về việc nếu bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào gian lận trong khi thay đổi IMEI sẽ chịu những hình phạt nặng từ năm 2017. Tuy nhiên, đạo luật vẫn chưa đủ để ngăn chặn hành vi gian lận này. Chắc chắn tất cả các thiết bị có IMEI bị nghi ngờ sẽ bị nhà mạng chặn, điều này có thể giúp giảm thiểu các vấn đề bảo mật, nhưng có thể khiến hàng nghìn người phải sử dụng những chiếc điện thoại thiếu chức năng.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên mà Vivo vi phạm điều này tại Ấn Độ. Theo tờ The Times of India, sở cảnh sát ở một vùng khác của Ấn Độ đã phát hiện ra hơn 50.000 điện thoại Vivo có cùng số IMEI vào năm 2019. Mặc dù Vivo và các nhà mạng đã bị phạt, nhưng nguyên nhân xảy ra vụ việc trên rất có thể đến từ một số cửa hàng sửa chữa điện thoại tư nhân.
Vụ việc của Vivo có thể làm dấy lên sự phẫn nộ đối với các công ty Trung Quốc ở Ấn Độ. Mới đây, theo các dữ liệu, người dùng App Store ở Ấn Độ đã đánh giá Tik Tok, một ứng dụng của Trung Quốc xuống chỉ còn 1,2 sao do chứa những hành vi bạo lực và kiểm duyệt kém.