Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

12.000 chai nước ngọt ‘bẩn’ bị phát hiện

Một cơ sở chuyên sản xuất nước ngọt dởm bằng “dây chuyền chân tay” vừa bị lực lượng chức năng phát hiện.

12.000 chai nước ngọt ‘bẩn’ bị phát hiện

Một cơ sở chuyên sản xuất nước ngọt dởm bằng “dây chuyền chân tay” vừa bị lực lượng chức năng phát hiện.

Ngày 28/12, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an Hà Nội) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 26 (Chị cục Quản lý thị trường Hà Nội), bất ngờ kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH MTV Ngọc Sơn Trang (ở phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội), phát hiện cơ sở này đang sản xuất nước giải khát “bẩn”.

Cơ sở sản xuất nước ngọt thủ công bị phát hiện

Lực lượng liên ngành phát hiện tại đây đang sản xuất nước cam, nước tăng lực và cola bằng công nghệ pha chế và đóng chai bằng chân tay. Tổng số chai nước ngọt kiểm đếm lên tới 12.000 chai.

Chủ cơ sở bà Đinh Thị Ngọc Anh (ở số 760 Ba La, phường Phú La, quân Hà Đông, Hà Nội) xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nhưng không chứng minh được nguồn gốc của nguyên liệu chế biến.

Nguyên liệu tạo màu được đổ ra chậu

Tiến hành kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu sản xuất nước giải khát, tổ công tác đã phát hiện cơ sở này đang sử dụng nguồn nguyên liệu phụ gia thực phẩm, đường, phẩm màu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc của nguyên liệu, phụ gia...

Sau đó đổ vào chai có sẵn nhãn mác

Qua điều tra, chủ cơ sở khai nhận, những hàng hóa trên của công ty chủ yếu xuất đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Hòa Bình

Chủ cơ sở sản xuất cũng cho biết, quy trình làm một chai nước giải khát sẽ không tốn kinh phí và thời gian. Để có một chai nước giải khát, họ bơm nước vào chậu lớn rồi cho cho phẩm tạo màu, chất tạo mùi, chất bảo quản và đường hoá học rồi hoà tan các chất với nhau. Sau đó, sẽ dùng phễu để chắt nước vào các chai nhựa. Để hoàn thiện chai nước ngọt, họ bơm thêm khí CO2 tạo ga và đóng nắp, dán nhãn mắc lên và đóng hộp.

Lê Tú

Theo Infonet

Lê Tú

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm