1. Chung Mong-KooTheo The Richest, Chung Mong-Koo là Chủ tịch Hyundai, hãng sản xuất ôtô nổi tiếng của Hàn Quốc. Ông sở hữu tài sản khoảng 7 tỷ USD (tính đến 2015) và là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn tại Hàn Quốc. Ở tuổi 77, Mong-Koo vẫn làm việc hăng say, chưa có ý định nghỉ hưu. Trước đó, năm 2007, ông bị kết án 3 năm tù vì lạm dụng công quỹ. Tuy nhiên, Chủ tịch Hyundai chỉ phải ngồi tù vài tháng và được ân xá nhờ những đóng góp lớn cho xã hội. Ngoài ra, ông cũng cam kết quyên góp hơn 1 tỷ USD để làm từ thiện. |
2. Michael MilkenTốt nghiệp trường Berkeley và Wharton của Đại học Pennsylvania, vào năm 1990, Michael Milken bị kết tội giao dịch trái phiếu lãi suất cao bất hợp pháp. Ông bị kết án 2 năm tù. Sau khi ra tù, Milken cố gắng lấy lại hình ảnh bằng cách tích cực tham gia hoạt động từ thiện. Ông thành lập nhiều tổ chức từ thiện từ đầu tư đến giáo dục. |
3. Alfred TaubmanSotheby’s là công ty hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, chuyên đấu giá các bộ sưu tập, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật… Alfred Taubman là Chủ tịch của Sotheby’s từ những năm 1980 đến 2000. Ông vực dậy Sotheby’s khỏi thời kỳ khủng hoảng, đưa công ty lên sàn chứng khoán và bỏ túi riêng hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2002, ông bị buộc tội thông đồng định giá cổ phiếu bất hợp pháp cùng Công ty Christie’s. Taubman bị phạt tù 10 tháng và phạt tiền hơn 7 triệu USD. |
4. Chey Tae-wonChey Tae-Won được thừa kế tập đoàn SK khổng lồ từ cha là ông Chey John-Hyun. SK Group là một trong những công ty lớn nhất tại Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, kỹ thuật, viễn thông và vận tải… Năm 2011, Tae-Won bị kết án 4 năm tù vì tội biển thủ hơn 40 triệu USD. Dù đang thi hành án nhưng Tae-Won vẫn kháng cáo và được cho là vô tội. Anh trai Tae-Won, Chey Jae-Woo, cũng bị kết án tù vì tội danh tương tự. Song nhiều người cho rằng, anh không liên quan tới vụ việc này. |
5. Mikhail Khodorkovsky và Platon LebedevMikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev từng là những người giàu nhất tại Nga, với tài sản lên tới 15 tỷ USD. Khi chính quyền Xô Viết sụp đổ, Knodokovsky và Lebedev được lợi lớn từ quá trình tư nhân hóa nền kinh tế và làm giàu nhờ đầu tư dầu mỏ. Đầu những năm 2000, hai người bị đưa ra tòa vì tội trốn thuế, rửa tiền và bị kết án tù. Tuy nhiên, Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev được cho là có liên quan tới chính trị, và là một trường hợp “xấu hổ” điển hình của hệ thống luật pháp Nga. |
6. Huang Guangyu và vợ Du JuanHai vợ chồng doanh nhân Trung Quốc Huang Guangyu và Du Juan đang thi hành án lần lượt là 14 và 3 năm tù. Guangyu từng là người giàu nhất tại Trung Quốc. Ông bị buộc tội hối lộ, thao túng giá cổ phiếu, giao dịch nước ngoài bất hợp pháp. Còn vợ ông, Du Juan, bị buộc tội giao dịch nội bộ. Tỷ phú này được nhắc đến với sự nghiệp từ tay trắng thành ông chủ đế chế bán lẻ điện tử trị giá 3 tỷ USD. |
7. Bernie MadoffBernie Madoff là chủ mưu trong vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi - vay tiền của người này để trả nợ người khác - lớn nhất trên thế giới. Tổng số tiền các nhà đầu tư bị Madoff lừa lên tới 20 tỷ USD. Madoff đang thi hành án 150 năm tù. Hai con trai của ông thậm chí còn thê thảm hơn. Một người tự tử vào năm 2010 sau khi bị bắt, còn một chết vì bệnh ung thư vào năm ngoái. Trong một email gửi tới đài NBC đầu năm 2015, Madoff chia sẻ rằng, nỗi đau lớn nhất của ông là mất đi hai con trai khi chưa được chúng tha thứ. |
8. Raj RajaratnamVới mong muốn có cuộc sống tốt hơn, J.M Rajaratnam đưa gia đình từ Colombo sang sống tại Anh. Con trai ông, Raj Rajaratnam, được hưởng nền giáo dục chất lượng cao tại Anh và học MBA ở trường Wharton của Đại học Pennsylvania. Sau khi tốt nghiệp, anh trở thành nhân viên ngân hàng, sau đó thành lập quỹ đầu tư Galleon trị giá 1,5 tỷ USD. Nhưng tới năm 2009, Raj Rajaratnam bị cáo buộc giao dịch nội bộ. Năm 2011, nhân vật này bị buộc tội lừa đảo chứng khoán và lĩnh án 11 năm tù. |
9. Ding Yuxin (Shumiao)Năm 2013, nữ doanh nhân Ding Yuxin bị kết án 20 năm tù vì tội hối lộ Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc, Liu Zhijun. Đây chỉ một trong số nhiều trường hợp quan chức và doanh nhân Trung Quốc bị bỏ tù vì tham nhũng, hối lộ trong những năm gần đây, khi chính quyền Bắc Kinh áp dụng các biện pháp cứng rắn để loại bỏ tệ nạn này. Trong nhiều thập kỷ, Yuxin gây dựng được một đế chế khổng lồ với các công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng sau khi hối lộ Zhijun, toàn bộ tài sản của bà bị chính phủ tịch thu. |
10. Bernie EbbersCựu tỷ phú gốc Canada là nhà sáng lập công ty viễn thông khổng lồ WorldCom. Vào những năm 2000, Ebbers là tâm điểm của dư luận, khi dính líu tới vụ bê bối tài chính, bị kết tội lừa đảo đầu tư, vi phạm an ninh. Năm 2005, ông bị tuyên án 9 tội danh. Án phạt 25 năm tù của Ebbers sẽ kết thúc vào năm 2028, khi ông gần 90 tuổi. |
11. Thomas KwokThomas Kwok là người đứng sau công ty bất động sản lớn nhất Hong Kong, Sun Hung Kai Properties. Đây là công ty Thomas cùng các anh em trai thừa kế từ cha. Thomas cùng em trai Raymond bị buộc tội hối lộ quan chức chính phủ Hong Kong Rafael Hui. Năm 2012, Raymond được tại ngoại, còn Thomas bị kết án 5 năm tù và phạt 500.000 USD. |
12. R. Allen StanfordRobert Allen Stanford và công ty của ông bị cáo buộc tội lừa đảo theo mô hình Ponzi. Trong nhiều năm, công ty của Stanford hứa hẹn trả lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Nhưng đến năm 2009, giới chức trách Mỹ phát hiện doanh nghiệp này chỉ là một tổ chức lừa đảo với giá trị lên tới 8 tỷ USD. Năm 2012, Stanford bị kết án 110 năm tù. |