Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

12 hình ảnh không thể quên về đại dịch Ebola

Bé trai ngồi trên chiếc xô lật ngược bị nghi nhiễm Ebola hay người dân thờ ơ khi đi qua xác một thanh niên thối rữa trên phố là những hình ảnh đáng thương giữa tâm dịch.

Một người phụ nữ ném nắm đất về phía thi thể của em gái bị nhiễm ebola khi nhân viên y tế đem bệnh nhân đi hỏa táng tại Monrovia, Liberia, ngày 10/10.
Ebola là loại virus lây bệnh sốt xuất huyết ở người và các loài linh trưởng khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lây lan do tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật nhiễm virus. Tỷ lệ tử vong của những người nhiễm bệnh ở mức cao, từ 25% lên đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus. Dịch Ebola bùng phát ở Guinea hồi tháng 3, sau đó lan ra tới các nước láng giềng khác ở Tây Phi như Liberia, Sierra Leone, Nigeria và Senegal. Sau đó, người ta tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm Ebola tại Mỹ và các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy. Ảnh chụp một người phụ nữ ném nắm đất về phía thi thể của em gái nhiễm Ebola khi nhân viên y tế đem bệnh nhân đi hỏa táng tại thủ đô Monrovia của Liberia, ngày 10/10. Ảnh: AFP
a
Người ta phủ một tấm vải lên thi thể nạn nhân chết vì Ebola trước khi nhân viên y tế tới và đem xác tới nơi hỏa táng. Người nhiễm virus Ebola có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng như sốt cao đột ngột, suy nhược, căng thẳng, đau cơ, nhức đầu, đau họng. Giai đoạn tiếp theo, người bệnh ói mửa, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan và thận, có thể gây xuất huyết nội và ngoại. Ảnh: AFP
Trong khi đó, theo số liệu ngày 19/11 từ WHO, số người tử vong do đại dịch Ebola đã tăng lên 5.420 người và 14.413 trường hợp nhiễm bệnh tại 8 quốc gia. Đây được coi là dịch Ebola nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ qua.
Sau khi các virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ sinh sôi rất nhanh trong tế bào. Virus sẽ bành trướng, nhiễm vào tề báo khác và lan rộng khắp cơ thể. Virus Ebola gây ra cục máu đông nhỏ trong mạch máu. Số lượng máu tụ tăng dần, gây tắc dòng máu mà cơ thể lưu thông để nuôi các cơ quan như gan, não, phổi, thận. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và vết hở trên da. Người bệnh sẽ chết do mất máu quá nhiều, suy thận... Ảnh chụp một bệnh nhân có khuôn mặt biến dạng do nhiễm virus chết người. Ảnh:Kimak

Người nghi nhiễm Ebola được cách ly như thế nào?

Trước khi dịch Ebola bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan y tế đã ra quy định rõ về quy trình cách ly và cô lập để đối phó với dịch bệnh.

Ảnh:
Cậu bé Saah Exco, 10 tuổi, bị lột trần truồng, ngồi trên một chiếc xô lật ngược trong con hẻm tại khu ổ chuột West Point ở Monrovia, Liberia, vì bị nghi nhiễm Ebola. Hôm 16/8, Saah cùng 16 bệnh nhân khác đã trốn khỏi trung tâm y tế ở Liberia sau khi một số bệnh nhân tại nơi này nhiễm virus. Họ đã tới cầu xin sự giúp đỡ của nhân viên tại một phòng khám địa phương, song chỉ nhận được lời từ chối. Ảnh: Getty 
Người cha không dám sờ vào con trai vì
Một người đàn ông đã cố gắng giúp bé Saah tội nghiệp. Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn thế giới, đặc biệt tại các nước châu Phi. Nhiều gia đình tại châu lục này đã vứt người thân nhiễm bệnh ra ngoài đường vì sợ lây. Liberia, Sierra Leone và Guinea là 3 tâm dịch - nơi Ebola tàn phá nghiêm trọng nhất với gần 5.000 nạn nhân tử vong và hơn 13.000 ca nhiễm bệnh. Ảnh: Getty 

Cái chết đau đớn của những người nhiễm Ebola

"Máu và phân vương vãi khắp nơi. Một người đàn ông chết khi bò tới cửa, những người khác rơi khỏi giường và cơ thể uốn về phía sau”, một y tá trong trung tâm điều trị Ebola kể.

a
Người dân thờ ơ khi đi qua xác một thanh niên thối rữa giữa đường phố Liberia. Thậm chí, những con chó hoang còn tìm tới xác nạn nhân Ebola để ăn thịt. Thay vì đến khu cách ly, nhiều gia đình nạn nhân nhiễm virus Ebola đặt xác người thân của họ ngoài đường phố. "Sự sợ hãi bao trùm khắp nơi. Nếu một người ngã gục trên đường, mọi người phản ứng một cách hoảng loạn và không ai giúp người đó", một bác sĩ thuộc Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) tại Guinea, cho hay. Ảnh: EPA
Bệnh nhân Ibrahim Fambulle nằm điều trị trong một phòng học được trưng dụng làm khu cách ly ở Monrovia, Liberia. Người nằm cùng phòng với Fambulle đã chết nhưng bác sĩ chưa kịp đưa anh ta tới nơi chôn cất.
Bệnh nhân Ibrahim Fambulle nằm điều trị trong một phòng học được trưng dụng làm khu cách ly ở thủ đô Monrovia, Liberia. Người nằm cùng phòng với Fambulle đã chết nhưng bác sĩ chưa kịp đưa anh ta tới nơi chôn cất. Ảnh: AFP
Người ta phun thuốc khử trùng lên thi thể cùng mọi vật dụng trong gia đình. Do cơ sở vật chất ở các nước Tây Phi, trong đó có Liberia, quá tồi tàn nên nhiều bệnh nhân không có cơ hội được đưa tới điều trị tại các bệnh viện.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng lên thi thể cùng mọi vật dụng trong gia đình của một người phụ nữ đã chết vì Ebola hôm 14/8. Cơ sở vật chất ở các nước Tây Phi quá tồi tàn nên nhiều bệnh nhân không có cơ hội tới điều trị tại các bệnh viện. Ảnh: AFP
a

Nhân viên y tế đưa thi thể một bệnh nhân nữ nhiễm Ebola ra khỏi nhà của cô tại Monrovia, Liberia. Nạn nhân nhiễm Ebola phải đối diện với sự đau đớn hàng ngày, hàng giờ trước khi từ giã cõi đời. Ảnh: AFP

a
Người ta đào những chiếc hố nông để chôn cất vội vàng những nạn nhân chết vì nhiễm virus Ebola. Nhiều ngôi làng tại Tây Phi đã biến mất hoàn toàn do mức độ tấn công khủng khiếp của dịch. Ảnh:AFP
Các nhân viên y tế Liberia đưa túi đựng thi thể nạn nhân nhiễm Ebola lên một giàn thiêu tại Marshall. Ảnh: Getty
Các nhân viên y tế Liberia đưa túi đựng thi thể nạn nhân nhiễm Ebola lên một giàn thiêu tại Marshall. Theo số liệu ngày 19/11 từ WHO, số người tử vong do đại dịch Ebola đã tăng lên 5.420 người và 14.413 trường hợp nhiễm bệnh tại 8 quốc gia. Đây được coi là dịch Ebola nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ qua. Ảnh: Getty
Tốc độ phát triển nhanh, tính chất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên tới 90% của virus Ebola và cơ sở y tế nghèo nạn tại các nước trong tâm dịch khiến việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp điều trị gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Giới y tế đang chạy đua trong việc tìm kiếm một phương thức chữa trị hay chế tạo thành công một loại vaccine cho căn bệnh chết người này.
Tốc độ phát triển nhanh, tính chất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên tới 90% của virus Ebola cùng cơ sở y tế nghèo nạn tại các nước trong tâm dịch khiến việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp điều trị gặp nhiều khó khăn và kéo dài. Giới y tế đang chạy đua trong việc tìm kiếm một phương thức chữa trị hay chế tạo thành công một loại vaccine cho căn bệnh chết người này. Ảnh: AFP

Toàn cảnh đại dịch Ebola khiến thế giới chao đảo

Virus Ebola đang hoành hành ở 4 quốc gia châu Phi làm hơn 1.700 người nhiễm bệnh với 932 người tử vong, đe dọa cả thế giới trước nguy cơ đại dịch.

Nạn nhân Ebola tỉnh lại, người dân hoảng loạn

Hai phụ nữ sắp chết vì Ebola ở Liberia đột ngột tỉnh dậy khiến người dân địa phương hoảng hốt và sợ hãi.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm