10 vũ khí mang tên 'cha đẻ'
Súng AK-47 hay còn gọi là súng Avtomat Kalashnikova mang tên nhà phát minh ra nó, ông Mikhail Kalashnikov (người Nga).
10. Súng Tommy: Súng Thompson hay còn gọi là súng Tommy do Đại tướng quân đội Mỹ John Taliaferro Thompson và tư lệnh hải quân John N. Blish sáng tạo ra. Các băng nhóm tội phạm dùng nhiều súng này trong những năm 1920. |
9. Súng Sten: Tên súng lấy từ chữ cái đầu của 2 nhà phát minh ra nó: Major Reginald V. Shepherd và Harold J. Turpin, ghép với 2 chữ cái đầu tiên của chữ England, thành chữ Sten. |
8. Đạn Shrapnel: Loại vũ khí này mang tên của nhà phát minh ra nó, sĩ quan người Anh Henry Shrapnel (1761 - 1842).
|
7. Bom Molotov: Đây là loại bom có sức công phá lớn và dùng trong cuộc chiến chống lại Liên Xô cũ. Người ta gọi nó là bom Molotov vì Vyacheslav Mikhailovich Molotov (1890 - 1986) lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Dân uỷ Nhân dân (tương đương thủ tướng) của Liên Xô cũ. |
6. Lựu đạn Mills: Loại lựu đạn này do William Mills (1856 - 1932) thiết kế ra. Trong thế chiến thứ I, ước tính con người đã sử dụng khoảng 70 triệu lựu đạn vào trong cuộc chiến. |
5. Mauser: Súng trường Mauser do 2 anh em người Đức Wilhelm và Peter Paul Mauser (1838 - 1914) phát minh ra. Họ cũng phát minh ra súng lục tự động. |
4. Súng Luger: Súng Luger mang tên “cha đẻ” George Luger (1849-1923) từ năm 1898. Loại súng này sử dụng phổ biến trong Thế chiến thứ II. |
3. Súng Avtomat Kalashnikova (AK-47): Súng AK-47 hay còn gọi là súng Avtomat Kalashnikova mang tên nhà phát minh ra nó, ông Mikhail Kalashnikov (người Nga). Loại súng này ra đời trong giai đoạn Thế chiến II. |
2. Tên lửa Congreve: Loại tên lửa này được đặt theo tên của nhà sáng chế người Anh, William Congreve (1772 - 1828). Congreve dùng để chống lại Napoleon trong những năm đầu của thế kỷ 19. |
1. Pháo Big Bertha: Big Bertha là loại cỗ pháo nặng 144 tấn. Đây là loại vũ khí mà quân đội Đức dùng để bắn Paris ở cự ly 122 km trong Thế chiến thứ I. Big Bertha mang tên 2 anh em nhà Bertha Krupp von Bohlen và Halbach (1886 - 1957). |
đỗ quyên
Theo Infonet