1. One Angel Square, Manchester, AnhTòa nhà One Angel Square tại Manchester là trụ sở của tập đoàn Co-operative với hơn 3.000 nhân viên. Công trình này từng được giải “Nổi bật” theo thang BREEAM của Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh. Theo Co-op, tòa nhà sử dụng nguồn năng lượng từ hệ thống nhiệt điện bằng dầu thực vật tinh khiết và tận dụng dầu hạt cải được trồng trên trang trại của Co-operative. Năng lượng dư thừa sẽ được đưa vào tái sử dụng. Tòa nhà cũng sử dụng đèn LED, hệ thống tái chế rác thải và nước mưa. |
2. Crystal, London, AnhĐạt chứng chỉ Lãnh đạo trong thiết kế Môi trường và Năng lượng (LEED) hạng Bạch kim và xếp hạng Nổi bật theo thang BREEAM, tòa nhà Crystal, tại phía đông London có tầm nhìn xa về việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai. Crystal được vận hành hoàn toàn bằng nguồn điện, phần lớn từ các tấm năng lượng mặt trời quang điện. Tòa nhà được chiếu sáng bằng hệ thống đèn LED và đèn huỳnh quang được bật, tắt tự động phụ thuộc vào lượng ánh sáng mặt trời. Mái nhà được thiết kế giữ nước mưa, đồng thời rác thải được xử lý và tái chế tại chỗ. |
3. One Bryant Park, New York, MỹOne Bryant Park đạt chứng chỉ LEED hạng Bạch kim, là trụ sở văn phòng của ngân hàng Bank of America tại Manhattan. Đây là một trong những cao ốc “xanh” nhất thế giới. Không chỉ có hệ thống kiểm soát khí thải CO2, đèn LED, tòa nhà còn có nhà máy năng lượng sạch và bền vững với công suất 4,6 megawatts. |
4. Tháp Thượng Hải, Trung QuốcTrong vòng 30 năm qua, cao ốc tại Thượng Hải có sự chuyển đổi chóng mặt về cấu trúc và quy mô. Trong đó, công trình mới nhất là Tháp Thượng Hải cao 632m, tòa nhà cao thứ 2 trên thế giới sau Burj Khalifa của Dubai. Chỉ mới hoàn tất xây dựng, Tháp Thượng Hải được kỳ vọng trở thành hình mẫu về sự bền vững cho các cao ốc tại thành phố này. Các tuabin gió đặt trên tầng thượng là nguồn năng lượng dùng cho chiếu sáng bên ngoài và khu vực đỗ xe. Đồng thời, thiết kế trong suốt giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên, giảm nhu cầu ánh sáng nhân tạo. Bộ điều khiển thông minh sẽ kiểm soát mọi thứ trong tòa nhà từ sưởi ấm, thông gió, giúp giảm chi phí vận hành năng lượng. Theo công ty thiết kế tòa nhà, Gensler, chỉ riêng việc điều khiển ánh sáng cũng giúp tiết kiệm được 556.000 USD mỗi năm. Trong khi đó, các tính năng bền vững khác giúp giảm 34.000 tấn khí thải carbon ra môi trường từ tòa nhà mỗi năm. |
5. Tháp Pearl River, Quảng Châu, Trung QuốcCách Thượng Hải 1.200km về phía tây nam, tòa tháp Pearl River tại thành phố Quảng Châu là một minh chứng khác về sự phát triển bùng nổ và nhu cầu cao ốc tại Trung Quốc. Cao 309m và hoàn thành vào năm 2012, tòa tháp này tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng. Các tuabin gió giúp tạo nguồn năng lượng sạch cho tòa nhà. Đây cũng là một trong những công trình “xanh” nhất thế giới. |
6. Sun-Moon Mansion, Đức Châu, Trung QuốcSun-Moon Mansion tại Đức Châu, Tỉnh Shangdong, Trung Quốc có diện tích 75.000m2 và một trong những công trình sử dụng nguồn năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Gồm các khu văn phòng, khách sạn và trung tâm tổ chức hội họp, tòa nhà sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp nước nóng. Sun-Moon Mansion cũng có hơn 4.600m2 tấm năng lượng mặt trời. Ngoài ra, tại đây còn có các tấm kính tiết kiệm năng lượng. |
7. Vanke Center, Thẩm Quyến, Trung QuốcTrải dài theo chiều ngang, tòa nhà Vanke Center có khách sạn, văn phòng và trung tâm hội họp. Vanke Center sử dụng các tấm mặt trời quang điện, cung cấp 10% năng lượng vận hành toà nhà. Toàn bộ nội thất bên trong tòa nhà, cửa và sàn đều được làm từ tre. |
8. Manitoba Hydro Place, Winnipeg, CanadaTọa lạc tại Winnipeg, Manitoba Hydro Place có thiết kế tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên, trở thành một trong những tòa nhà văn phòng sử dụng năng lượng hiệu quả nhất tại Bắc Mỹ. Tòa nhà có hệ thống địa nhiệt cùng mái vườn giúp sưởi ấm và làm mát. |
9. Tháp CIS, Manchester, AnhĐược xây dựng vào năm 1962, tháp CIS là một trong những tòa nhà cao nhất tại Anh. Đầu tư hơn 8,4 triệu USD để trang bị thêm các tấm năng lượng mặt trời, CIS trở thành một trong công trình xanh tiêu biểu của thế kỷ 21. Theo Viện Kỹ sư cơ khí, tháp CIS có mặt ngoài ngoài tận dụng năng lượng mặt trời lớn nhất tại châu Âu. Tòa nhà được bao phủ bởi hơn 7.000 tấm quang điện, tạo ra 180 megawatt năng lượng sạch mỗi năm. Ngoài ra, trên tầng thượng tòa nhà cũng được trang bị 24 tuabin gió. |
10. Trung tâm Thương mại Thế giới Bahrain, Manama, Bahrain:Là nơi có tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa, Trung Đông trở thành trung tâm của những tháp cao tầng tiên tiến. Trung tâm Thương mại Thế giới Bahrain tại Bahrain là một trong những tòa nhà sử dụng năng lượng sạch. Ba tuabin gió khổng lồ (đường kính 29m) được đặt giữa hai tháp hình cách buồm của công trình, tạo nguồn năng lượng sạch. |