Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 thương hiệu thời trang hàng hiệu ngược đãi lao động

Nhiều hãng thời trang lớn sản xuất quần áo tại những khu vực nghèo nàn trên thế giới với lao động trẻ em trong các nhà máy sập sệ.

10. H&M

Năm 2010, một nhà máy tại Bangladesh của hãng thời trang Thụy Điển H&M bị hỏa hoạn. Các lối thoát hiểm bị khóa chặn và trang thiết bị chữa cháy lạc hậu đã không thể dập lửa, khiến 21 công nhân thiệt mạng. Năm 1997, H&M cũng bị cáo buộc sử dụng lao động trẻ em tại Philippines.

9. Nike

Hiện nay Nike là một trong những công ty chủ trương đề cao quyền lợi của người lao động. Nhưng vào những năm 1990 từng có chiến dịch tẩy chay Nike, buộc thương hiệu thể thao này phải thức tỉnh, cải thiện môi trường làm việc tồi tệ, minh bạch hơn và thường xuyên báo cáo về các cuộc kiểm tra nhà máy. Vào những năm 1970, Nike bị cáo buộc đối xử thậm tệ với những công nhân tại các nhà máy ở châu Á. Thậm chí, giám đốc Todd McKean của Nike từng thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn rằng, khi đó thái độ của công ty là “chúng tôi không sở hữu các nhà máy và cũng không kiểm soát những gì xảy ra tại đó”.

8. Walmart

Tháng 4/2013, sau khi một nhà máy tại Bangladesh đổ sập, nhiều nguồn tin cho hay nhà máy này cung cấp hàng hóa cho một số công ty lớn, trong đó có Walmart. Việc sử dụng tòa nhà này thậm chí còn không được chính quyền cấp phép. Trước đó, năm 2008, Walmart  bị cáo buộc bắt công nhân tại Bangladesh làm ca 19 tiếng một ngày trong khi chỉ trả 20 USD mỗi tháng, thấp hơn mức lương tối thiểu quy định của nước này.

7. The Gap

Năm 2010, một trong những thương hiệu quần jeans nổi tiếng thế giới, The Gap, bị cáo buộc bắt lao động tại Ấn Độ làm việc 16 tiếng mỗi ngày với mức lương 40 cent/ngày – thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu qui định tại nước này. Công ty này phản pháo rằng, tất cả nhà máy của mình phải tuân thủ các tiêu chuẩn “không thể thương lượng”. Đây không phải lần đầu tiên The Gap dính phải những vụ bê bối nhưng vậy (trường hợp tương tự cũng xảy ra vào năm 2007). Tuy nhiên, năm 2013, hãng này công bố sẽ hợp tác với 20 công ty khác để cải thiện môi trường làm việc tại Bangladesh.

6. La Senza

Tháng 4/2005, nhà máy tại Savar, Bangladesh của thương hiệu đồ lót Canada La Senza  đổ sập khiến 64 người chết và nhiều người thương tật vĩnh viễn. Năm 2006, công ty này bỏ rơi công nhân tại một nhà máy sản xuất áo ngực ở Thái Lan, bởi nhà máy này có điều kiện làm việc quá tốt và và chuyển sang nơi khác

5. Victoria’s Secret

Năm 2007, hãng đồ lót danh tiếng Victoria’s Secret bị cáo buộc có điều kiện làm việc tồi tệ tại Jordan. Thậm chí công nhân tại đây có thể bị đánh hoặc tát nếu không làm tốt. Những công nhân này còn bị buộc làm việc quá giờ hơn 5 tiếng mỗi ngày mà không được trả thêm theo quy định. Vài năm sau đó, hãng này lại bị cáo buộc sử dụng lao động trẻ em tại Burkina Faso để lấy sợi bông làm áo ngực.

4. Disney

Dù Disney là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới, đặc biệt là đối với trẻ em, nhưng quá khứ bóc lột lao động của công ty này lại là một vết nhơ lớn. Công nhân tại các nhà máy sản xuất quần áo cho Disney ở Trung Quốc, Bangladesh và Haiti chỉ được trả 33-41 cent mỗi giờ và lao động trẻ nhất mới chỉ 14 tuổi, không được hưởng bất kỳ phúc lợi nào về y tế hay hưu trí. Ở Tazreen, Bangladesh từng xảy ra một trận hỏa hoạn tại nhà máy sản xuất quần áo cho Disney, Sears và Walmart khiến 114 công nhân thiệt mạng.

3. Sears

Hãng bán lẻ Sears của Mỹ cũng từng dính bê bối về vấn đề lao động và môi trường làm việc tồi tệ. Năm 2003, tờ The Guardian đăng bài viết về việc công nhân Việt Nam sản xuất quần áo cho Sears ở American Samoa từng bị đánh và bỏ đói tại nhà máy.

2. Joe Fresh

Thương hiệu thời trang Canada Joe Fresh thuộc Loblaw Inc có thị phần lớn tại Mỹ, từng được thị trưởng thành phố New York  Michael Bloomberg gọi là “hàng xuất khẩu của Canada tuyệt nhất sau Justin Bieber”. Tuy nhiên, công ty này cũng bị cáo buộc có điều kiện làm việc tồi tệ. Năm ngoái, một nhà máy của công ty tại Bangladesh bị sập, khiến gần 400 người thiệt mạng. Sau vụ việc, Loblaw Inc. tuyên bố sẽ cử đại diện tới Bangladesh để đền bù cho gia đình nạn nhân. Sau khi bị chỉ trích chỉ bảo vệ thương hiệu chứ không bảo vệ lao động, công ty hứa sẽ cải thiện điều kiện lao động của mình tại Bangladesh.

1. Marks & Spencer

Cùng với một vài hãng khác như The Gap, công ty thời trang của Anh Marks & Spencer cũng bị cáo buộc bóc lột người lao động tại Ấn Độ, bắt họ phải làm việc 16 tiếng mỗi ngày và chỉ trả dưới 1 USD mỗi giờ.

http://www.therichest.com/rich-list/most-shocking/10-major-clothing-brands-caught-in-shocking-sweatshop-scandals/10/

Hoài Thu

The Richest

Bạn có thể quan tâm