Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 thương hiệu thể thao đắt giá nhất hành tinh

Nike đứng đầu danh sách này với 19 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD so với năm ngoái, trong khi "đối thủ truyền kiếp" Adidas chỉ xếp thứ 3 với 5,8 tỷ USD, giảm 1,3 tỷ USD so với năm 2013.

Forbes Fab 40 là danh sách tập hợp những thương hiệu thể thao đắt giá nhất thế giới ở bốn lĩnh vực: doanh nghiệp, sự kiện, vận động viên và đội tuyển. Giá trị của những cái tên này đều được tính toán dựa trên hai yếu tố quy mô và lợi nhuận. Dưới đây là danh sách 10 doanh nghiệp kinh doanh thể thao có giá trị cao nhất thế giới năm 2014.

1. Nike (Mỹ)

Giá trị thương hiệu năm 2014: 19 tỷ USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 17,3 tỷ USD. Nike hiện đang chiếm lĩnh 62% thị trường giày thể thao Mỹ, bao gồm cả thương hiệu Jordan, và thị phần của hãng đồ thể thao thời trang này đã tăng 100 điểm cơ bản vào tháng Tám.

2. ESPN (Mỹ)

Giá trị thương hiệu năm 2014: 16,5 tỷ USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 15 tỷ USD. ESPN thuộc sở hữu của hãng Walt Disney. Năm qua, công ty này đã đem về doanh thu 4,5 tỷ USD và hiện đang sở hữu kênh truyền hình có cước thuê bao trung bình hàng tháng cao nhất, với 6,04 USD/tháng.

3. Adidas (Đức)

Giá trị thương hiệu năm 2014: 5,8 tỷ USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 7,1 tỷ USD. 2014 là một năm không mấy thành công với Adidas, khi giá trị của thương hiệu này đã bị sụt giảm mất 1,3 tỷ USD so với năm 2013. Năm qua, có vẻ không gặp may khi người đại diện thương hiệu - ngôi sao NBA Derrick Rose liên tục bị chấn thương. Bên cạnh đó, hợp đồng tài trợ kéo dài 13 năm với câu lạc bộ bóng rổ chuyên nghiệp Chicago Bulls được ký vào năm 2012 cũng tiêu tốn mất của hãng này 185 triệu USD - một bản hợp đồng tài trợ lớn nhất từ trước đến nay.

4. Sky Sports (Anh)

Giá trị thương hiệu năm 2014: 4,5 tỷ USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 4,1 tỷ USD. Kênh truyền hình thể thao hàng đầu ở Anh và Ireland có bốn kênh thể thao quốc tế cao cấp, tập trung vào bóng đá (Premier League - Giải ngoại hạng Anh) và La Liga, đua ôtô (Giải đua công thức 1), golf  (Giải vô địch PGA Mỹ và Ryder Cup), cricket (Ashes series) và bóng bầu dục (Heineken Cup).

5. Under Armour (Mỹ)

 Giá trị thương hiệu năm 2014: 4,1 tỷ USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 3,7 tỷ USD. Under Armour đã vượt qua Adidas trong năm nay để trở thành thương hiệu trang phục thể thao đạt doanh thu lớn thứ hai tại thị trường Mỹ, với 1,2 tỷ USD, tăng hơn 20% so với một năm 2013, trong đó tăng trưởng tại thị trưởng Mỹ là 14%.

6. Reebok (Đức)

Giá trị thương hiệu năm 2014: 880 triệu USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 1,1 tỷ USD. Doanh số bán hàng của Reebok đã giảm 15% trong hai năm qua, khiến cho doanh thu tụt từ 3,36 tỷ USD xuống 2,85 tỷ USD.

7. YES (Mỹ)

 Giá trị thương hiệu năm 2014: 680 triệu USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 625 triệu USD. YES là kênh thể thao địa phương được xem nhiều nhất ở Mỹ. Kênh này hiện thuộc sở hữu của đội bóng bầu dục Mỹ New York Yankees, Goldman Sachs và trước đây là cả câu lạc bộ bóng rổ Brooklyn Nets. Năm 2014, doanh thu của YES ước tính khoảng 540 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay.

8. NESN (Mỹ)

Giá trị thương hiệu năm 2014: 525 triệu USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 510 triệu USD. Kể từ khi Red Sox giành được quyền phát sóng World Series vào năm 2013, kênh thể thao NESN đã tăng giá thuê bao hàng tháng từ 3,91 USD lên 4,22 USD. Kênh thể thao địa phương chuyên về bóng chày này được đánh giá là có chất lượng tốt thứ 4 trong các kênh thể thao địa phương trên thế giới.

9. MLBAM (Mỹ)

 Giá trị thương hiệu năm 2014: 520 triệu USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: 480 triệu USD. Sự tăng trưởng nhanh chóng của MLBAM (Major League Baseball Advanced Media) trong năm qua phần lớn là nhờ tăng số lượng thuê bao khiến cho khoản lợi nhuận mà hãng thu về lớn hơn bất kỳ kênh thể thao nào khác. Hãng này cũng sử dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện đại tương đương ESPN và CBS Sports trong việc truyền tải video trực tuyến.

10. UFC (Mỹ)

 Giá trị thương hiệu năm 2014: 440 triệu USD. Giá trị thương hiệu năm 2013: chưa có số liệu thống kê. Đây là lần đầu tiên UFC (Ultimate Fighting Championship) có tên trong danh sách 10 thương hiệu thể thao đắt giá nhất của Forbes. Công ty này được biết đến như một nhà cung cấp các  sự kiện liên quan đến võ thuật lớn nhất thế giới. Và nhắc đến thương hiệu UFC hiện nay đồng nghĩa với việc nhắc đến giải đấu MMA (Mixed Martial Arts) hay thường gọi là Quyền Anh.

Làm gì khi thương hiệu kinh doanh của mình trùng tên với IS?

CNN đã đăng tải một bài viết thể hiện ý kiến chủ quan của Dean Obeidallah về tình trạng tên doanh nghiệp và một số sản phẩm bị trùng tên với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

http://bizlive.vn/bizlife/10-thuong-hieu-the-thao-dat-gia-nhat-hanh-tinh-505086.html

Theo Kiều Châu/ Bizlive

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm