Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 sân bay nguy hiểm nhất thế giới

Theo đa số phi công, cất hay hạ cánh luôn là những khoảnh khắc nguy hiểm nhất với mỗi chuyến bay. Và chúng càng trở nên đáng sợ khi được thực hiện ở những bãi đáp nổi tiếng giỡn mặt với tử thần này.

10 sân bay nguy hiểm nhất thế giới

Theo đa số phi công, cất hay hạ cánh luôn là những khoảnh khắc nguy hiểm nhất với mỗi chuyến bay. Và chúng càng trở nên đáng sợ khi được thực hiện ở những bãi đáp nổi tiếng giỡn mặt với tử thần này.

 

10. Juancho E. Yrausquin Airport, đảo Saba

Để đến hòn đảo xinh đẹp ở Caribbean, du khách phải chịu đựng những phút giây căng thẳng trên đường bay siêu ngắn: 396 mét - tức là chỉ nhỉnh hơn trên các tàu sân bay đôi chút. Theo các phi công, mối de đọa rơi xuống vực khi cất cánh ở nơi đây là hoàn toàn hiện hữu. Do đó mà các máy bay lớn đều tránh xa sân bay này, thậm chí là các máy bay siêu nhỏ trong điều kiện thời tiết xấu.

 

9. Qamdo Bamda Airport, Tây Tạng

Qamdo là sân bay nằm ở độ cao cao nhất thế giới (4,3 km) với đường chạy 5,6 km. Đừng nghĩ rằng con số này là rất lớn, bởi lẽ ở độ cao như vậy, để dừng lại, máy bay sẽ cần gấp hơn hai lần chiều dài đường băng so với thông thường (khoảng 1,5 km) khi hạ cánh. Trên thực tế, du lịch trên cao luôn rất nguy hiểm và khách hàng nên nhận thức rõ được điều này.

 

8. Gustaf III Airport, Saint Barthélemy

Cũng nằm ở Caribbean, sân bay này nổi tiếng với hành lang hẹp và độ dốc lớn, khiến máy bay rất dễ lao xuống biển khi hạ cánh. Nếu không tin, hãy quan sát video trên đây và bạn sẽ nhận thức rõ được vấn đề. May mắn là những người ngồi trên máy bay đã không bị thương.

 

7. Ice Runway, Nam Cực

Vấn đề của một trong ba sân bay chính tại Nam Cực này không nằm ở thiết kế đường băng mà là ở điều kiện thời tiết. Các phi công cũng cần phải đảm bảo cú hạ cánh không phá vỡ mặt băng hoặc kẹt trong đám tuyết. Đặc biệt, nếu phát hiện mặt băng tan, các phi công sẽ buộc phải vòng sang các đường băng khác.

 

6. Courchevel Airport, Pháp

Courchevel là khu nghỉ dưỡng trượt tuyết danh tiếng của Pháp nằm trên dãy Alps. Tuy nhiên, thành phố này có lẽ còn nợ du khách một sân bay đủ an toàn. Với vị trí kỳ lạ và đường băng chịu ảnh hưởng mạnh của điều kiện thời tiết và độ cao, sân bay này từng xuất hiện trong bộ phim về điệp viên 007: Tomorrow Never Dies - nơi James Bond cố gắng hạ cánh trên một sân bay nguy hiểm bậc nhất.

 

5. Barra International Airport, Scotland

Đây có lẽ là sân bay duy nhất trên thế giới đảm nhiệm chức năng như một bãi biển, khi người dân vẫn có thể đi dạo quanh khu vực cất hạ cánh vào thời điểm nhàn rỗi. Có thể bạn không tin nhưng khi thủy triều lên vào lúc tối, ánh đèn từ những chiếc xe ô tô còn giúp phi công định vị đường băng. Bên cạnh đó, Barra còn được công nhận là một sân bay quốc tế.

 

4. Toncontin International Airport, Honduras

Với chiều dài chỉ 2,1 km, sân bay ở thủ đô của Honduras này nằm trong một thung lũng và được đưa vào sử dụng từ năm 1934 - thời mà các máy bay không cần đường băng quá dài để cất cánh.Vào năm 2008, một vụ tai nạn đã xảy ra ở đây và khiến 5 người chết. Bất chấp nguy hiểm như vậy, những máy bay lớn như Boeing 757 vẫn qua lại nơi này thường xuyên.

 

3. Tenzing-Hillary Airport, Nepal

Sân bay này được đổi tên thành Tenzing để tôn vinh nhà leo núi đầu tiên chinh phục đỉnh Everest. Đây cũng là mục đích phục vụ chính của nó. Sự nguy hiểm ở Tenzing đến từ mức gió mạnh và những đám mây tích điện. Đã có một số vụ tai nạn ở đây, gần nhất là vào cuối năm 2010.

 

2. Madeira Airport, Bồ Đào Nha

Vào năm 1964, chiều dài của Madeira Airport chỉ là 1,6 km, nhưng sau khi một chiếc Boeing 727 lao đầu xuống biến năm 1977, nó được kéo dài thêm 200 mét nữa. Đến năm 2000, thêm một lần Madeira được kéo dài song nó vẫn thuộc loại sân bay có đường băng ngắn và đầy tính thử thách dù với những phi công kinh nghiệm nhất.

 

1. Gibraltar Airport

Không chỉ là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới mà Gibraltar còn nổi tiếng với số lượng chuyến bay tấp nập mỗi ngày. Và dù điều này khó tin đến thế nào, nó thực sự chạy cắt ngang qua tuyến đường chính của thành phố. Theo đó, các phương tiện sẽ phải dừng lại ở hai bên mỗi khi được thông báo có máy bay chuẩn bị cất hay hạ cánh. Điều kỳ lạ là chưa từng có một vụ va chạm lớn nào xảy ra nơi đây và người ta vẫn hy vọng điều đó sẽ kéo dài mãi mãi.

Vũ Vũ

Theo Therichest/ Infonet

Vũ Vũ

Theo Therichest/ Infonet

Bạn có thể quan tâm