Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới

Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2012 – 2013 đã công bố các chỉ số về tính cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có chỉ số về chất lượng cơ sở hạ tầng.

10 quốc gia có cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới

Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2012 – 2013 đã công bố các chỉ số về tính cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có chỉ số về chất lượng cơ sở hạ tầng.

Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh được định nghĩa dựa trên một loạt các thể chế, chính sách và nhân tố tạo nên năng lực sản xuất của một quốc gia. Trong đó, yếu tố cơ sở hạ tầng đóng góp một phần quan trọng

Mỹ, mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng chỉ đứng thứ 7 trong số các nền kinh tế cạnh tranh nhất. Mỹ được đánh giá cao về quy mô kinh tế, chất lượng giáo dục đào tạo, thị trường lao động linh hoạt và những sáng tạo trong kinh doanh. Thế nhưng xét về cơ sở hạ tầng, Mỹ lại được đánh giá không cao, chỉ đứng thứ 25 về chất lượng cơ sở hạ tầng, đứng sau cả Ả rập Xê út, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.

Dưới đây là 10 nền kinh tế được đánh giá là có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất:

10. Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha đứng thứ 4 về chất lượng đường bộ, đứng thứ 26 cả về chất lượng đường sắt và hệ thống điện. Tuy nhiên, nước này không đạt chỉ số cạnh tranh cao vì nền kinh tế đang là trung tâm cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu. Chỉ số cạnh tranh của Bồ Đào Nha là 49/144.

 
Nhà ga đường sắt San Bento.

9. Hà Lan

 
Amsterdam, Hà Lan.

Hà Lan đứng thứ nhất cả về cơ sở hạ tầng bến cảng và chất lượng nguồn cung cấp điện. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Hà Lan là 5/144.

8. Đức

 
Sân bay quốc tế Brandenburg ở Berlin, Đức.

Đức xếp thứ hai về hệ thống điện thoại, thứ 5 về hàng không, và đứng thứ 3 về toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung. WEF miêu tả hoạt động kinh doanh ở đây rất chuyên nghiệp và sáng tạo hàng đầu thế giới. Chỉ số cạnh tranh của Đức là 6/144.

7. Áo

 

Áo xếp thứ 7 cả về chất lượng đường bộ và chất lượng hệ thống điện. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu là 16/144.

6. Iceland

 
Sân vận động Laugardalsvollur, Iceland.

Iceland xếp thứ 2 về chất lượng hệ thống điện và xếp thứ 6 về mạng lưới điện thoại. Chất lượng giáo dục của nước này cũng được đánh giá cao. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu là 30/144.

5. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

 
Sân bay Dubai, UAE.

UAE, với nguồn ngân sách dồi dào, xếp thứ hai về chất lượng đường bộ và xếp thứ 3 hạ tầng vận tải hàng không. Chỉ số cạnh tranh là 24/144.

4. Pháp

 

Pháp đứng đầu về chất lượng đường bộ và thứ 4 về đường sắt. Xét về tổng thể, Pháp đứng thứ 4 về cơ sở hạ tầng. Chỉ số cạnh tranh của Pháp là 21/144.

3. Phần Lan

 
Nhà ga đường sắt Helsinki.

Phần Lan xếp thứ 6 về chất lượng đường sắt và thứ 7 về chất lượng bến cảng. Quốc gia này cũng nổi tiếng về hệ thống giáo dục tốt bậc nhất trên thế giới. Chỉ số cạnh tranh của Phần Lan là 3/144.

2. Singapore

 
Sân bay Changi, Singapore.

Singapore xếp thứ nhất về hệ thống hạ tầng hàng không và đứng thứ 2 về chất lượng bến cảng. Xét toàn diện, quốc đảo này đứng thứ 2 thế giới về cơ sở hạ tầng.

1. Thuỵ Sĩ

 
Nhà ga đường sắt ở Thuỵ Sĩ.

Thuỵ Sĩ đứng thứ nhất về chất lượng đường sắt và thứ 4 về chất lượng hệ thống điện. Thị trường tài chính có truyền thống lâu đời và nền tảng vững chắc là thế mạnh khiến nước này có chỉ số cạnh tranh đứng thứ nhất trong số 144 quốc gia trên thế giới.

Theo VnMedia

Theo VnMedia

Bạn có thể quan tâm